Cách chia tài sản chung khi ly hôn là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với các cặp vợ chồng khi ly hôn. Hiện nay, pháp luật quy định về cách chia tài sản chung khi ly hôn ra sao? Vấn đề này được Codon.vn phân tích và giải đáp chi tiết như sau.
Chi tiết cách chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản chung và tài sản riêng, việc phân chia tài sản khi ly hôn dựa theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
=> Do đó, không phải tất cả các tài sản đều được chia khi ly hôn, có những loại tài sản sau đây không phải chia khi ly hôn, đó là:
- Tài sản riêng của vợ, chồng: quyền tài sản với đối tượng sở hữu trí tuệ, tài sản hình thành trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc sở hữu của người đó, nên không phải chia khi ly hôn.
- Tài sản do vợ, chồng thỏa thuận không phân chia: nếu vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau về việc không phân chia một hoặc một số tài sản nào đó thì phần tài sản đó sẽ không phải chia khi ly hôn và Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó.
Liên quan đến quy trình, thủ tục cần thực hiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn, bạn đọc có tham khảo thông qua các bài viết thủ tục ly hôn đơn phương đối với ly hôn đơn phương và bài viết thủ tục ly hôn thuận tình 2022 đối với trường hợp bai bên cùng thảo luận và đồng thuận với các vấn đề sau khi ly hôn.
Tài sản chung của vợ chồng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do đó trong từng trường hợp cụ thể thì cách phân chia tài sản cũng khác nhau. Theo Điều 61, Điều 62, Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì nội dung này thực hiện như sau:
Đây là một trong những trường hợp rất phổ biến hiện nay, các cặp vợ chồng chung sống với gia đình khi ly hôn thì phần tài sản chung được chia như sau:
- Tài sản của vợ, chồng nằm trong khối tài sản chung của cả gia đình và không thể xác định được:
+ Căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng để chia tài sản theo phần tương ứng.
+ Nếu vợ chồng thỏa thuận được với gia đình về phần chia 1 phần tài sản trong khối tài sản chung => Tòa án sẽ giải quyết theo sự thỏa thuận.
+ Nếu vợ chồng không thỏa thuận được với gia đình về việc chia 1 phần tài sản trong khối tài sản chung => Yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Tài sản của vợ, chồng nằm trong khối tài sản chung của gia đình và có thể xác định được theo phần => Phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp sống chung với gia đình
Khi làm đơn ly hôn, tại phần nội dung yêu cầu những vấn đề cần Tòa án, người yêu cầu cần nêu rõ ràng, cụ thể. Với yêu cầu giải quyết về tài sản chung, người làm đơn cần nộp kèm theo những giấy tờ chứng minh về tài sản chung, tài liệu/chứng cứ chứng minh công sức đóng góp của mình. Để nắm rõ và chi tiết hơn về cách trình bày đơn ly hôn, mời bạn đọc xem tại bài viết cách viết đơn ly hôn thuận tình để được Tòa án chấp nhận của Codon.vn
- TH1: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng:
Theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất chính là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thái và chị Đặng Ngọc Huyền là vợ chồng hợp pháp, trước khi về chung sống với nhau anh Thái có 1 mảnh đất đứng tên mình và anh cũng không nhập tài sản này vào tài sản chung => Khi ly hôn, mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu của anh vì đây là tài sản riêng của anh.
- TH2: Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng:
+ Đối với đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản: nếu cả hai vợ chồng thỏa thuận được=> Tòa án chia theo sự thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được => Yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định.
* Lưu ý: Nếu chỉ một bên vợ hoặc chồng có nhu cầu, điều kiện để trực tiếp sử dụng đất => Bên tiếp tục sử dụng phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.
+ Đối với đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình => Phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra để chia khi ly hôn theo quy định.
+ Đối với đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở => Vợ chồng khi ly hôn được chia theo quy định.
+ Đối với loại đất khác => Vợ chồng khi ly hôn được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tìm hiểu quy định chia tài sản chung sau khi ly hôn mới nhất, cách chia tài sản chung khi ly hôn với loại tài sản là đất đai
Chú ý: Đất đai hay bất động sản chính là tài sản có giá trị mà 2 bên cần thỏa thuận hoặc nhờ pháp luật phân chia khi ly hôn. Để hiểu rõ hơn về đất đai và cách phân loại đất theo quy định, bạn đọc có thể bấm xem thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
- TH3: Vợ chồng chung sống với gia đình nhưng không có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình => Bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục chung sống với gia đình khi ly hôn được giải quyết tương tự như trường hợp tại mục 2.1.
Đối với phần tài sản chung của vợ chồng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh => Khi ly hôn, vợ, chồng có quyền nhận lại tài sản đó và phải thanh toán cho bên còn lại phần giá trị tài sản tương đương mà họ được hưởng (trừ những trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác).
* Lưu ý: khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ dựa trên nguyên tắc chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cách chia tài sản chung khi ly hôn đã được quy định rất rõ trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 và những văn bản hướng dẫn khác liên quan. Cách chia tài sản chung khi ly hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, nếu không thể tự thỏa thuận thì có thể yêu cầu cơ quan Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thủ tục ly hôn còn liên quan đến việc phân chia quyền nuôi con giữa các bên. Vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong nội dung bài khi ly hôn ai là người được quyền nuôi con để có thêm thông tin.
Sau khi tìm hiểu quy định pháp luật về việc ly hôn, bạn đọc cũng cần tham khảo các mẫu đơn xin ly hôn chuẩn quy định của Tòa án để được chấp thuận, xử lý ly hôn nhanh chóng.