Ngoài vốn điều lệ được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thì doanh nghiệp còn có vốn chủ sở hữu. Đây là một loại vốn không cần phải đăng ký nhưng cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu gồm những gì? Tìm hiểu cách phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
- Căn cứ theo Điều 66 Thông tư 200/2104/TT-BTC và Điều 50 Thông tư 133/2016/TT-BTC, vốn chủ sở hữu được hiểu là phần vốn, phần tài sản thuần của các chủ doanh nghiệp, các thành viên, cổ đông trong công ty. Vốn chủ sở hữu được dùng với mục đích để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo các nguồn hình thành: (1) vốn góp của chủ sở hữu; (2) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; (3) các khoản khác được phép tăng vốn; (4) chênh lệch đánh giá tài sản.
- Các quỹ hình thành vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, lãi chưa phân phối và các nguồn quỹ khác....
- Vốn chủ sở hữu được coi là khoản "tài trợ" của doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng góp vào của từng người. Ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì các chủ sở hữu và các thành viên góp vốn chủ sở hữu sẽ cùng nhau gánh chịu những khoản thua lỗ này.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu là gì? Quy định pháp luật về vốn chủ sở hữu
Cách tính vốn chủ sở hữu dựa vào giá trị tài sản và các khoản nợ, chi phí khác.
Công thức tính: Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả.
Trong đó:
- Tài sản: bao gồm các loại tài sản như: nhà cửa, đất đai, các công trình xây dựng, hàng hóa, các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp.
- Nợ phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp đã vay hoặc chậm trả, chưa trả được cho các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho hoạt động kinh doanh và những khoản chi phí khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, cơ cấu nguồn vốn, tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản cố định, tài sản khác) của doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, Codon.vn đã có bài chia sẻ tài sản cố định là gì, mời bạn đọc tham khảo để biết thêm thông tin.
Chị Trần Thị Thảo có sở hữu và quản lý công ty chuyên về thức ăn chăn nuôi. Giá trị tài sản ước tính hiện có của công ty là 5 tỷ đồng, tổng chi phí các thiết bị, công trình, nhà máy của công ty là 3 tỷ đồng. Giá trị của hàng tồn kho hiện tại là 1,5 tỷ đồng và các khoản phải thu của công ty là 500 triệu đồng.
Công ty của chị Thảo đang nợ ngân hàng MB bank số tiền là 2 tỷ đồng, nợ 300 triệu đồng cho một nhà cung cấp nguyên liệu.
Hỏi: Vậy chị Thảo có thể xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp của mình như thế nào?
Trả lời:
Trước khi xác định vốn chủ sở hữu của chị Thảo, ta cần xác định: tổng giá trị tài sản và tổng nợ phải trả:
- Tổng giá trị tài sản: ước tính 5 tỷ đồng, hàng tồn kho 1,5 tỷ đồng, tổng chi phí thiết bị 3 tỷ đồng, khoản phải thu 500 triệu đồng.
- Tổng nợ phải trả: nợ ngân hàng MB bank 2 tỷ đồng, nợ nhà cung cấp 300 triệu đồng.
Áp dụng công thức: Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả, ta có:
Vốn chủ sở hữu của chị Thảo = (5 tỷ + 1,5 tỷ + 3 tỷ + 500 triệu) - (2 tỷ + 300 triệu) = 10 tỷ - 2,3 tỷ = 7,7 tỷ đồng.
=> Vốn chủ sở hữu của công ty chị Thảo là 7,7 tỷ đồng.
Ví dụ về cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Lưu ý: Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, doanh nghiệp có thể đem số vốn nhàn dỗi để cho vay nhưng gặp phải trường hợp đối tượng cho vay kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ. Lúc này, khoản cho vay ít có khả năng thu hồi và được gọi là nợ xấu. Chi tiết về vấn đề nợ xấu đã được Codon.vn chia sẻ trong bài nợ xấu là gì, cách xác định nợ xấu, mời bạn đọc tìm hiểu để có thêm thông tin.
Giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có những sự khác nhau như sau:
Thứ nhất, về khái niệm:
- Vốn chủ sở hữu: là vốn của các tổ chức, cá nhân (có thể là Nhà nước) tham gia góp vốn, các cổ đông.
- Vốn điều lệ: là vốn thuộc sở hữu của các thành viên trong công ty, chủ sở hữu công ty mà các chủ thể này đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, về nguồn hình thành:
- Vốn chủ sở hữu: hình thành từ các nguồn như: vốn góp của cá cá nhân, tổ chức vào doanh nghiệp hoặc có thể từ ngân sách nhà nước hoặc có thể hình thành từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ.
- Vốn điều lệ: hình thành dựa trên số vốn góp do chủ sở hữu, thành viên trong công ty góp hoặc cam kết góp được thể hiện rõ trong điều lệ công ty.
Thứ ba, về vai trò:
- Vốn chủ sở hữu: có vai trò trong việc phản ánh số liệu, phản ánh tình hình tăng giảm của các loại nguồn vốn để từ đó có sự điều chỉnh các nguồn cho phù hợp nhất.
- Vốn điều lệ: đây là khoản tiền nói lên mức cam kết và cũng là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm về vật chất của các nhà đầu tư góp vốn vào để hình thành doanh nghiệp. Đây có thể được coi là khoản vốn quan trọng, liên quan trực tiếp đến "sức khỏe" của doanh nghiệp. (Chi tiết thông tin về vốn điều lệ đã được wikipedia.org tổng hợp, bạn đọc có thể xem thêm qua nội dung bài viết này.)
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề vốn chủ sở hữu là gì mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Có thể thấy, vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong tổng cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Tổ chức, cá nhân cần hiểu và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nàyphục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.