Quy định về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Quy định về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Nghị định 105/2012/NĐ-CP đã quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức với các hình thức tổ chức khác nhau tùy theo từng cấp, chức danh. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog Codon.vn.

quy dinh ve to chuc le tang can bo cong chuc vien chuc

Quy định thành lập Ban lễ tang các cấp. Tìm hiểu nghị định 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức

Mục Lục bài viết:
1. Quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
1.1. Các hình thức lễ tang.
1.2. Chức danh được tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
2. Hướng dẫn tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

1. Quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Căn cứ Luật cán bộ công chức và Chương 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP (gọi chung là: Nghị định 105 về tang lễ) quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức như sau:

1.1. Các hình thức lễ tang.

Hiện nay, các hình thức lễ tang theo Điều 3 Nghị định 105/2012/NĐ-CP gồm có 04 hình thức:

1- Lễ Quốc tang.

2- Lễ tang cấp Nhà nước.

3- Lễ tang cấp cao.

4- Lễ tang Cán bộ, công chức, viên chức.

1.2. Chức danh tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Không phải tất cả các cán bộ, công chức, viên chức đều được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, căn cứ Điều 47 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, những chức danh được tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức gồm có:

- Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc/đã nghỉ hưu khi từ trần, trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang cấp cao theo quy định của pháp luật).

- Lưu ý: đối với những cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc => Lễ tang sẽ không được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật. Để tìm hiểu thêm về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, mời bạn đọc tham khảo bài viết các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

quy dinh ve to chuc le tang can bo cong chuc vien chuc 2

Quy định về tổ chức tang lễ cho Đảng viên, viên chức, cán bộ chức theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP

2. Hướng dẫn tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Về thủ tục đưa tin buồn được quy định tại Điều 48 Nghị định 105:

- Thông báo về Lễ tang của cán bộ, công chức, viên chức trên các báo, đài tại địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc nghỉ hưu.

- Chủ thể thông báo: Cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên.

* Đặc biệt: Việc đưa tin buồn được thực hiện trên trang 8 báo Nhân dân, áp dụng đối với:

- Người từ trần là cán bộ hoạt động cách mạng từ trước Tháng 8/1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận.

- Người từ trần là:

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang.

+ Anh hùng Lao động.

+ Nghệ sĩ nhân dân.

+ Nhà giáo nhân dân.

+ Thầy thuốc nhân dân.

+ Nghệ nhân nhân dân.

+ Người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học - công nghệ, Đảng viên được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên.

Quy định tổ chức lễ tang cho đảng viên 30 năm tuổi đảng được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

- Về nơi tổ chức lễ tang và nơi an táng: được thực hiện theo quy định tại Điều 51 Nghị định 105/2012/NĐ-CP:

+ Nơi tổ chức lễ tang: tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình (được căn cứ dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và dựa trên nguyện vọng của gia đình người từ trần là cán bộ, công chức, viên chức)

+ Nơi an táng: theo nguyện vọng của gia đình người từ trần mà có thể an táng tại: nghĩa trang địa phương, nghĩa trang khác hoặc hỏa táng, điện táng.

- Về ban tổ chức lễ tang:

+ Đối với người từ trần đang công tác: thành phần ban lễ tang gồm có:

(1 Trưởng ban tổ chức lễ tang (do lãnh đạo đơn vị, tổ chức, cơ quan đang trực tiếp quản lý người từ trần đảm nhiệm)

(2) Các thành viên đại diện cho đơn vị, đoàn thể trong cơ quan nơi người từ trần đang công tác.

(3) Đại diện gia đình của người từ trần

(4) Đại diện chính quyền địa phương nơi người từ trần sinh sống (về thành phần ban tổ chức lễ tang ở nông thôn, quy định về thành lập ban lễ tang cấp xã có thể do địa phương đó tự quy định).

+ Đối với người từ trần đã nghỉ hưu:

(1) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang: do người đứng đầu cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, khu phố) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú đảm nhiệm.

(2) Các thành viên ban tổ chức lễ tang:

+ Thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính quyền địa phương, đại diện gia đình.

+ Đại diện cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu.

Có thể thấy Nghị định 105/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/02/2013 đã thay thế Nghị định 62 về tang lễ, đồng thời những quy định về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức cũng có sự rõ ràng, cụ thể hơn rất nhiều.

Liên quan đến vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, bạn đọc có thể tham khảo bài viết thời gian nghỉ phép năm của cán bộ, công chức, viên chức để có thêm thông tin.

Bài liên quan