Bộ luật Lao động 2019 và Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH không đặt ra quy định cụ thể về mốc thời hạn tăng lương cho người lao động. Tuy nhiên, khi hết thời hạn thử việc hay khi chốt phương án tăng lương 2022, một số NLĐ sẽ được tăng lương.
Tìm hiểu quy định về việc tăng lương hàng năm cho người lao động
* Danh mục từ viết tắt
- NLĐ: Người lao động
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động
Dựa trên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 6 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì:
- NLĐ và NSDLĐ sẽ thỏa thuận cụ thể về chế độ nâng bậc, nâng lương trong hợp đồng lao động.
- Hai bên sẽ thỏa thuận cụ thể về điều kiện, thời gian, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương. Hoặc việc tăng lương sẽ thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể, quy định của NSDLĐ.
=> Có thể thấy, pháp luật hiện hành không đặt ra mốc thời gian cụ thể hay thời hạn mà NLĐ được tăng lương. Vấn đề này hoàn toàn do thỏa thuận của NLĐ với NSDLĐ hoặc theo thỏa ước lao động tập thể hay theo quy định mà NSDLĐ đề ra.
Như vậy, NLĐ muốn biết cụ thể về thời hạn mình được tăng lương thì có thể kiểm tra lại HĐLĐ, thỏa ước lao động hay quy chế mà công ty đã ban hành.
Bao lâu được tăng lương 1 lần? Chi tiết quy định tăng lương năm 2022 cho người lao động
Chú ý: Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng của của cán bộ, công chức tại 63 tỉnh, thành phố được quy định chi tiết tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Để nắm được mức lương tối thiểu ở 4 vùng cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo bài viết chia sẻ bảng lương tối thiểu vùng 2022 để tìm hiểu câu trả lời.
Tuy pháp luật không đặt ra thời hạn tăng lương cho NLĐ, nhưng vẫn có trường hợp mà NSDLĐ buộc phải tăng lương cho nhân viên của mình, đó là các trường hợp sau:
(1) Khi NLĐ ký hợp đồng lao động chính thức
Theo Điều 26 Bộ luật lao động 2019, tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ tối thiểu bằng 85% mức lương của công việc đó.
=> Vì vậy, trong trường hợp mức lương thử việc thấp hơn lương chính thức thì NSDLĐ phải tăng lương cho NLĐ khi giao kết hợp đồng lao động chính thức.
(2) Khi lương tối thiểu vùng tăng
- Trường hợp này áp dụng với NLĐ được trả lương dựa trên mức lương tối thiểu vùng.
- Dựa trên quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 thì mức lương tối thiểu vùng chính là căn cứ thấp nhất để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận mức lương.
=> Từ đó, trường hợp lương tối thiểu vùng tăng, những NLĐ đang nhận lương tối thiểu cũng sẽ được tăng lương.
Bên cạnh chế độ nâng bậc lương theo quy định của nhà nước thì cán bộ, công chức có thể được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thành tích xuất sắc hoặc đã có thông báo nghỉ hưu. Chi tiết về điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ công chức theo thông tư 08/2013/TT-BNV đã được Codon.vn tổng hợp, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
- NSDLĐ bị xử phạt về hành vi không tăng lương cho NLĐ trong trường hợp:
+ Không thực hiện theo thỏa thuận tăng lương, theo quy định tăng lương mà công ty đã quy định;
+ Không tăng lương trong trường hợp bắt buộc phải tăng lương.
- Mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP dựa trên số lượng NLĐ bị vi phạm về vấn đề tăng lương, cụ thể như sau:
- Ngoài ra, NSDLĐ trả lương cho NLĐ thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng bị xử phạt như sau:
Đối với NSDLĐ là cá nhân:
+ Vi phạm từ 01 - 10 NLĐ: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
+ Vi phạm từ 11 - 50 NLĐ: Phạt từ 30 - 50 triệu đồng.
+ Vi phạm từ 51 NLĐ trở lên: Phạt từ 50 - 75 triệu đồng.
Đối với NSDLĐ là tổ chức:
+ Vi phạm từ 01 - 10 NLĐ: Phạt từ 30 - 60 triệu đồng.
+ Vi phạm từ 11 - 50 NLĐ: Phạt từ 60 - 100 triệu đồng.
+ Vi phạm từ 51 NLĐ trở lên: Phạt từ 100 - 150 triệu đồng.
- Ngày 12/4/2022, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng.
=> Việc tăng lương tối thiểu vùng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lương cho NLĐ. NLĐ nào đang được trả mức lương tối thiểu thì sẽ được tăng lương nếu phương án này được thông qua.
- Nếu Chính phủ thông qua phương án này thì từ 1/7/2022, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm 6%, cụ thể như sau:
Lưu ý: Mức lương tối thiểu vùng được hiểu là mức tiền lương, thù lao thấp nhất được trả cho người lao động để duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động và gia đình. Chi tiết khái niệm, mức tăng lương cụ thể theo từng thời kỳ đã được wikipedia.org qua bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.
Các quy định về thời hạn tăng lương cho người lao động đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Người lao động nắm rõ để đảm bảo quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó, NSDLĐ cũng phải thực hiện đúng quy định để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.