Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

"Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp" và "sử dụng bất hợp pháp" là hai thuật ngữ rất dễ nhầm lẫn, chính vì vậy việc phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là rất cần thiết. Vậy phân biệt dựa trên những tiêu chí nào? Mọi thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây tại chuyên mục Pháp luật Thuế của Codon.vn. 

phan biet su dung hoa don bat hop phap va su dung bat hop phap hoa don

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì? Làm sao để phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn

Mục Lục bài viết:
1. Phân biệt sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
2. Cách xử lý hóa đơn không hợp lệ.

1. Phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Phân biệt hóa sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP ra đời có hiệu lực từ ngày 15/12/2020, cụ thể như sau:

- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp tức là sử dụng hóa đơn không hợp lệ trong những trường hợp sau đây:

+ Sử dụng hóa đơn giả.

+ Sử dụng hóa chưa có giá trị sử dụng, đã hết giá trị sử dụng.

+ Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn (trừ trường hợp được phép sử dụng hóa đơn khi có thông báo của cơ quan thuế).

+ Sử dụng hóa đơn điện tử mà không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

+ Sử dụng hóa đơn điện tử nhưng chưa có mã của cơ quan thuế (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

+ Sử dụng hóa đơn mua hàng, hóa đơn dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Sử dụng hóa đơn mua hàng, hóa đơn dịch vụ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

(1) Có ngày lập trên hóa đơn trước ngày xác định bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2) Có ngày lập trên hóa đơn nhưng chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế/cơ quan công an/các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là những hành vi sử dụng hóa đơn không đúng quy định của pháp luật trong những trường hợp được liệt kê sau đây:

+ Sử dụng hóa đơn nhưng không ghi đầy đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật (ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thông tin của bên mua hàng, số lượng....)

+ Sử dụng hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng theo quy định của pháp luật.

+ Sử dụng hóa đơn khống (tức là: lập hóa đơn không phản ánh đúng với giá trị thực tế phát sinh, có sự chênh lệch/sai về giá trị hàng hóa/ sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn. Ví dụ như: xuất khống hóa đơn đầu ra, mua phải hóa đơn công ty ma...

+ Sử dụng hóa đơn của cá nhân, tổ chức khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra (trừ trường hợp hóa đơn của cơ quan thuế và được ủy nhiệm lập hóa đơn).

+ Sử dụng hóa đơn mà có kết luận của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan thuế, cơ quan chức năng) là: sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

=> Như vậy có thể thấy, giữa sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn có những sự khác nhau rõ rệt. Việc phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn được dựa trên những hành vi sử dụng.

Về bản chất, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là bản thân hóa đơn đó là không hợp lệ, không đúng theo quy định mà vẫn đưa vào sử dụng. Còn đối với sử dụng bất hợp pháp hóa đơn chính là việc người sử dụng hóa đơn sử dụng hóa đơn với những mục đích sai trái, không đảm bảo được những nội dung trên hóa đơn mà pháp luật quy định.

phan biet su dung hoa don bat hop phap va su dung bat hop phap hoa don 2

Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp và cách xử lý

Có thể thấy, việc lập hóa đơn là vô cùng quan trọng, nó sẽ liên quan đến tính hợp lệ của hóa đơn. Vì vậy, để có thể nắm được rõ hơn về những nguyên tắc, cách viết tắt trên hóa đơn, độc giả có thể tham khảo bài viết Các từ được viết tắt trên hóa đơn

2. Cách xử lý hóa đơn không hợp lệ.

Việc phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn sẽ giúp cho việc xác định về hành vi vi phạm được chính xác để từ đó có đưa ra mức xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn không hợp lệ, việc sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn thì sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

- Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng.

- Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Hiện nay, trên thực tế, tẩy xóa hóa đơn là hành vi phổ biến nhất, theo đó các mức phạt do tẩy xoá hoá đơn cũng được pháp luật quy định rất cụ thể.

Về thời hiệu xử phạt hóa đơn bất hợp pháp:

Căn cứ Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định:

- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm (quy định cũ: 01 năm)

- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện vi phạm hoặc tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm tùy thuộc vào từng trường hợp mà pháp luật quy định.

Cũng tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã quy định rất rõ về những mức phạt đối với hành vi vi phạm về hóa đơn, liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết Những vi phạm về hóa đơn thường gặp và mức phạt kèm theo

Qua đây, bạn đọc sẽ có thêm cách để phân biệt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Từ đó, đảm bảo việc lập, xuất hóa đơn được thực hiện rõ ràng, minh bạch và được sử dụng một cách hợp pháp.

Bài liên quan