Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp khi nào?

Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp khi nào?

Trong quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Vậy người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp khi nào?

nguoi su dung lao dong don phuong cham dut hop dong hop phap khi nao

Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp, đúng luật

Mục Lục bài viết:
1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp khi nào?
1.1. Các trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
1.2. Thời hạn báo trước khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
1.3. Các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đơn phương khi chấm dứt hợp đồng lao động.
3. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp nhưng không thanh toán trợ cấp thôi việc thì bị xử phạt như thế nào?

* Danh mục từ viết tắt

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.

- NLĐ: Người lao động.

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

- BHYT: Bảo hiểm y tế.

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.

1. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp khi nào?

NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp tức là: (1) NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thuộc các trường hợp mà pháp luật cho phép, (2) phải đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật, (3) không thuộc các trường hợp không được đơn phương chấm dứt.

1.1. Các trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.

Căn cứ Điều 36 Bộ luật lao động 2019, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp trong những trường hợp sau:

(1) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ: theo đó, mức độ hoàn thành/không hoàn thành công việc được xác định dựa trên tiêu chí đánh giá được quy định trong quy chế do NSDLĐ ban hành.

(2) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; 06 tháng liên tục đối với HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 -36 tháng; quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

(3) Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; thu hẹp sản xuất, kinh doanh mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải buộc giảm giờ làm.

(4) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.

(5) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật : 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam (năm 2022), mỗi năm tăng tuổi nghỉ hưu thêm 03 tháng đối với nam, 04 tháng đối với nữ.

(6) NLĐ tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng.

(7) NLĐ không trung thực khi cung cấp thông tin cá nhân với NSDLĐ để ký kết HĐLĐ.

nguoi su dung lao dong don phuong cham dut hop dong hop phap khi nao 2

Các trường hợp người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật

Giống như NSDLĐ, pháp luật cũng quy định các trường hợp NLĐ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước. Vậy pháp luật các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, không bị phạt thế nào? Bạn đọc có thể tìm câu trả lời trong bài viết này của Codon.vn.

1.2. Thời hạn báo trước khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải báo trước cho NLĐ trong một khoảng thời gian nhất định như sau:

- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn: ít nhất 30 ngày.

- Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: ít nhất 45 ngày.

- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày.

Đối với những ngành, nghề, công việc đặc thù theo quy định của pháp luật, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì cần phải báo trước khoảng thời gian như sau:

- Đối với HĐLĐ xác định/không xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên: ít nhất 120 ngày.

- Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất bằng 1⁄4 thời hạn của HĐLĐ.

* Lưu ý: Đối với trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc tư 05 ngày làm việc trở lên + không có lý do chính đáng; NLĐ không quay trở lại làm việc khi hết thời hạn tạm hoãn theo quy định của pháp luật => NSDLĐ không cần phải báo trước.

1.3. Các trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tuy nhiên trong một số trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn chấm dứt HĐLĐ, đó là những trường hợp sau:

(1) NLĐ bị ốm, tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

(2) NLĐ đang trong thời hạn nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng được NSDLĐ đồng ý.

(3) NLĐ là lao động nữ đang mang thai, đang nghỉ thai sản/nuôi con <12>

=> Như vậy, NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp khi đảm bảo được các yếu tố đã nêu ở trên.

Nếu trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng không đảm bảo thời hạn báo trước hoặc không thuộc trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc không có căn cứ theo quy định của pháp luật → NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

- NSDLĐ phải thông báo thông bằng văn bản cho NLĐ trong thời hạn mà pháp luật quy định về việc chấm dứt HĐLĐ.

- Thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ. Có thể kéo dài thời hạn thanh toán này nhưng không quá 30 ngày đối với những trường hợp sau:

+ NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

+ NSDLĐ thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

- Hoàn thành các chế độ tiền lương, thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, trợ cấp thôi việc, các chế độ khác cho NLĐ.

- Trả lại + hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN cho NLĐ.

- Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan cho NLĐ (nếu có yêu cầu).

- NSDLĐ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên => mỗi năm làm việc được trợ cấp =1⁄2 tiền lương.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian NLĐ làm việc thực tế - Thời gian NLĐ tham gia BHTN - Thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc = bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ bị mất việc làm.

nguoi su dung lao dong don phuong cham dut hop dong hop phap khi nao 3

Trách nhiệm của người sử dụng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Chú ý: Tiền công hay tiền lương trong HĐLĐ ở đây được hiểu là khoản tiền mà người lao động được hưởng sau khi đóng góp sức lao động, chuyên môn để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho người chủ (NSDLĐ). Bạn đọc có thể xem thêm về định nghĩa tiền công trên wikipedia.org qua bài viết này để hiểu, nắm bắt thông tin.

3. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp nhưng không thanh toán trợ cấp thôi việc thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định, đối với trường hợp NSDLĐ không thanh toán trợ cấp thôi việc thì sẽ bị xử lý theo mức phạt sau đây:

- Từ 1-2 triệu đồng: vi phạm từ 01-10 NLĐ.

- Từ 2-5 triệu đồng :vi phạm từ 11-50 NLĐ.

- Từ 5-10 triệu đồng: vi phạm từ 51-100 NLĐ.

- Từ 10- 15 triệu đồng: vi phạm từ 101-300 NLĐ.

-Từ 15-20 triệu đồng: vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.

Tương tự, NLĐ nghỉ việc không báo trước cũng sẽ bị phạt bồi thường cho NSDLĐ. Chi tiết mức bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của từng đối tượng khi vi phạm đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.

Trên đây Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn thông tin để trả lời câu hỏi Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp khi nào? Tóm lại, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp thì sẽ phải hoàn thành các trách nhiệm với NLĐ theo luật định. Nếu trong trường hợp NSDLĐ trốn tránh thực hiện những trách nhiệm này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan