Nghỉ việc không báo trước có bị phạt không? Mức bồi thường bao nhiêu?

Nghỉ việc không báo trước có bị phạt không?

Thông báo với công ty trước khi nghỉ việc là vấn đề mà người lao động nào cũng phải nắm rõ để đảm bảo quyền lợi của mình. Vậy nghỉ việc không báo trước có bị phạt không? Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ về nội dung này như sau.

Nghi viec khong bao truoc co bi phat khong

Nghỉ việc không báo trước có sao không? Có bị phạt không?

Mục Lục bài viết:
1. Nghỉ việc có phải báo trước không?
2. Nghỉ việc không báo trước có bị phạt không?
3. Ví dụ.
4. Câu hỏi liên quan.
4.1. Nghỉ việc phải báo trước cho công ty bằng văn bản hay không?
4.2. Nghỉ việc không báo trước trong thời gian thử việc có bị phạt không?
4.3. Nghỉ việc không báo trước có được chốt sổ BHXH không?

* Danh mục từ viết tắt

- NLĐ: Người lao động

- NSDLĐ: Người sử dụng lao động

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động

- BHXH, BHYT, BHTN: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

1. Nghỉ việc có phải báo trước không?

Theo Điều 35 Bộ luật lao động 2019 thì NLĐ được quyền nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng, tuy nhiên phải đảm bảo thời gian báo trước như sau:

- Ít nhất 45 ngày: Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày: Đối với HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày: Đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng;

- Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên; hoặc ít nhất bằng 1⁄4 thời hạn của HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng đối với ngành, nghề, công việc đặc thù.

Theo Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì các ngành, nghề, công việc đặc thù này gồm:

+ Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;

+ Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;

+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.

=> Như vậy, NLĐ nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng phải có nghĩa vụ báo trước cho công ty theo thời hạn nêu trên, trừ một số trường hợp không phải báo trước.

Nghi viec khong bao truoc co sao khong

Nghỉ ngang có bị trừ lương không? Có phải báo trước không?

Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 và Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp tự ý nghỉ việc không cần báo trước mà vẫn được xem là đúng pháp luật. Nếu chưa biết về quy định này, bạn có thể em thêm bài viết Các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, không bị phạt của Codon.vn để tìm câu trả lời.

2. Nghỉ việc không báo trước có bị phạt không?

Theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ nghỉ việc không báo trước theo quy định pháp luật (đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật) thì bị phạt như sau:

(1) Không được trợ cấp thôi việc

Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc chỉ được chi trả cho NLĐ khi:

- NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật (tức là đảm bảo thời gian báo trước);

- NLĐ làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 tháng trở lên.

Như vậy, đối với các trường hợp phải báo trước khi nghỉ việc mà NLĐ không thực hiện đúng thì không được nhận trợ cấp thôi việc.

(2) Phải bồi thường cho người sử dụng lao động

- NLĐ nghỉ việc không báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ.

- Mức bồi thường = Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ + Tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

(3) Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có)

- Vấn đề đào tạo nghề được quy định theo Điều 62 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, NLĐ sẽ được cử đi đào tạo đề nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của NSDLĐ và kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ.

- Nếu NLĐ nghỉ việc không báo trước như quy định pháp luật thì phải hoàn trả tất cả các chi phí đào tạo gồm: các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người học trong thời gian đi học. Nếu NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

=> Như vậy, người lao động nghỉ việc không báo trước đúng quy định pháp luật thì bị phạt thông qua việc bồi thường, hoàn trả các chi phí nêu trên và không nhận được trợ cấp thôi việc.

Nghi ngang co bi tru luong khong

Chấm dứt hợp đồng không báo trước có bị phạt không? Mức phạt thế nào?

Lưu ý: Luật lao động là lĩnh vực luật phổ biến liên quan đến mối quan hệ giữa người lao động, công đoàn người sử dụng lao động và chính phủ. Để hiểu rõ hơn về đối tượng, các giai đoạn hình thành, phát triển của Luật lao động, Codon.vn mời bạn tham khảo định nghĩa chi tiết trong bài viết này trên wikipedia.org.

3. Ví dụ về các mức bồi thường khi nghỉ việc không báo trước

- Anh Khánh làm việc tại công ty TNHH dịch vụ đầu tư xây dựng với hợp đồng thời hạn 2 năm từ 15/1/2021 đến 15/1/2023. Mức lương 10 triệu đồng/tháng. Anh vẫn làm việc bình thường và được công ty chi trả lương đầy đủ.

- Anh Khánh đã được công ty cho đi học lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn xây dựng khi mới vào làm việc. Thời hạn học 2 tháng, chi phí 30 triệu đồng.

- Ngày 28/2/2022, anh Khánh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty mà không báo trước, không bàn giao công việc cho nhân sự.

Trường hợp của anh Khánh bị xử phạt thế nào?

Trả lời:

- Anh Khánh làm việc theo HĐLĐ có thời hạn 2 năm => Do đó, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn, anh phải thông báo trước cho công ty ít nhất là 30 ngày. Nếu anh nghỉ vào 28/3/2022 thì anh phải trước cho công ty ít nhất là từ ngày 28/2/2022.

- Anh Khánh đã nghỉ việc mà không báo trước cho công ty theo đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:

+ Không được trợ cấp thôi việc.

+ Bồi thường cho công ty nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và tiền tương ứng với 30 ngày không báo trước.

Mà mức lương của anh Khánh là 10 triệu đồng/tháng => Mức bồi thường là: 15 triệu đồng.

+ Hoàn trả cho công ty chi phí học lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn xây dựng là 30 triệu đồng.

=> Như vậy, tổng số tiền anh Khánh phải trả cho công ty là 45 triệu đồng và anh không được nhận trợ cấp thôi việc.

Nghi viec khong bao truoc trong thoi gian thu viec

Ví dụ về nghỉ việc không báo trước trong thời gian thử việc, khi đã làm chính thức

Tham gia BHXH, bạn sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm theo quy định của Luật BHXH 2014. Chi tiết quy định về chế độ nghỉ phép năm cho từng đối tượng người lao động sẽ được Codon.vn chia sẻ ngay sau đây, mời bạn tham khảo để xử lý, giải quyết nhanh các vấn đề của mình.

4. Câu hỏi liên quan đến nghỉ việc không báo trước

4.1. Nghỉ việc phải báo trước cho công ty bằng văn bản hay không?

- Vấn đề này phụ thuộc vào quy chế của từng công ty.

- Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định về thời hạn mà NLĐ phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, không quy định về hình thức thông báo bằng văn bản hay lời nói. Do đó, căn cứ vào quy chế, nội quy của công ty mà NLĐ thực hiện cho phù hợp.

4.2. Nghỉ việc không báo trước trong thời gian thử việc có bị phạt không?

- Câu trả lời là không.

- Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 thì trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

=> Như vậy, NLĐ nghỉ việc trong thời gian thử việc thì không cần báo trước và không bị phạt.

Tuy nhiên, trên thực tế thì NLĐ vẫn nên thông báo với công ty để bàn giao công việc cũng như để công ty bố trí, sắp xếp nhân sự. Đây là cách ứng xử phù hợp khi nghỉ việc trong thời gian nghỉ việc.

4.3. Nghỉ việc không báo trước có được chốt sổ BHXH không?

Xin hỏi: Tôi ký hợp đồng thời hạn 12 tháng với công ty TNHH tư vấn xây dựng Minh Anh, tuy nhiên mới làm được 6 tháng thì tôi nghỉ ngang vì không thích môi trường làm việc, tôi không báo trước với công ty. Vì vậy mà nhân sự không chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho tôi. Như vậy có đúng không?

Trả lời:

- Trước hết, việc anh/chị nghỉ việc trước khi hết thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận mà không báo trước là hành vi vi phạm pháp luật lao động, anh/chị sẽ phải chịu những hậu quả bất lợi sau:

+ Không được trợ cấp thôi việc.

+ Phải bồi thường cho công ty.

+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có).

- Về vấn đề chốt sổ Bảo hiểm xã hội: Theo Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm cho NLĐ dù NLĐ này đơn phương chấm dứt hợp đồng không báo trước.

Do đó, nếu công ty không chốt sổ bảo hiểm thì anh/chị có thể liên hệ lại bộ phận nhân sự, khiếu nại để được chốt sổ. (Xem thêm thủ tục chốt sổ BHXH để biết các loại giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị.)

Trên đây là toàn bộ đáp án cho câu hỏi nghỉ việc không báo trước có bị phạt không mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Là người lao động, bạn cần nắm được các quy định của Luật BHXH về nghỉ việc để tuân thủ cho đúng, tránh bị phạt tiền vi phạm, không được chốt sổ BHXH hay bị giữ lương sau này.

Bài liên quan