Nghị định 68/2020/NĐ-CP về tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30% được ban hành ngày 24/6/2020, không áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Ngoài ra, các khoản vay ODA, vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia,... cũng không được áp dụng tăng trần chi phí lãi vay.
Tìm hiểu Nghị định 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 về nâng tỷ lệ khống chế chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) lên mức 30%
* Danh mục từ viết tắt:
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
Theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP thì tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
- Tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30%.
30% này được xác định trên tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
(Trong khi đó quy định cũ tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP là 20%)
- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức trần 30%.
Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Tìm hiểu mức tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30% cho các doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Nghị định 68/2020
Liên quan đến thuế TNDN, các doanh nghiệp có thể được giảm 30% thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế năm 2020, bạn đọc có thể xem thêm bài viết Nghị quyết 116/2020/QH14 về giảm 30% thuế TNDN phải nộp.
Tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30% áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế, trừ những trường hợp sau:
- Người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng.
- Người nộp thuế là tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm;
- Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
- Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững);
- Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Đối tượng áp dụng quy định tăng trần chi phí lãi vay theo Nghị định 68/2020
Chú ý: Căn cứ theo định nghĩa trên wikipedia.org thì các tổ chức tín dụng được hiểu là doanh nghiệp cung cấp, thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng như gửi tiền, cho vay tiền, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản,... Tất cả các đặc điểm, các loại hình tổ chức tín dụng,..., đã được chia sẻ qua bài viết này, bạn đọc có thể bấm vào link để hiểu thêm thông tin.
Theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế sử dụng Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68.
Tên mẫu: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết
Các nội dung cơ bản của mẫu gồm có:
- Thông tin kỳ tính thuế.
- Thông tin người nộp thuế: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, email, tên đại lý thuế và mã số thuế của đại lý thuế (nếu có).
- Thông tin về các bên liên kết.
- Các trường hợp được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
- Thông tin xác định giá giao dịch liên kết.
- Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi được xác định giá giao dịch liên kết.
- Thời gian, địa điểm làm mẫu.
- Chữ ký của người nộp thuế, nhân viên đại lý thuế.
Bạn đọc có thể tải mẫu tại file: FILE TẢI TẠI ĐÂY
Trên đây là nội dung chính của Nghị định 68/2020/NĐ-CP về tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30% mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/6/2020 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.
Bên cạnh Nghị định 68/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30%, chính phủ cũng ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP về mức thuế TNDN tạm nộp trong năm 2021 cho các doanh nghiệp, tổ chức. Để hiểu rõ hơn về quy định này, bạn đọc có thể tham khảo bài Quy định mới về tạm nộp thuế TNDN từ 2021 theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Codon.vn.