Việc xác định chi phí để tính thuế, chi phí dịch vụ giữa các liên kết và tổng chi phí lãi vay được trừ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Trong đó, chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy rất rõ tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Tìm hiểu Nghị định 132 về chi phí lãi vay khi tính thuế TNCN với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
* Danh mục từ viết tắt.
- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp.
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
- Việc xác định chi phí để tính thuế là một vấn đề không nhỏ đối với mỗi doanh nghiệp có giao dịch liên kết và vấn đề này đã được quy định rất rõ tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Khi xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải dựa trên: (1) những chi phí của giao dịch liên kết phù hợp với giao dịch độc lập của doanh nghiệp (2) những chi phí đó phải tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Ngược lại đối với những chi phí không đem lại doanh thu, thu nhập cho doanh nghiệp thì sẽ không được tính vào là chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế của DN. Đó là những chi phí thanh toán cho bên liên kết thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào có liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
(2) Không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
(3) Có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không có sự tương xứng với bên liên kết nhận được từ tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
(4) Là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
(5) Không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
=> Những chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được nguồn thu, lợi nhuận cho tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ được tính vào chi phí chịu thuế của người nộp thuế.
Các loại chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính thuế
Chi phí lãi vay được trừ với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định cụ thể tại Khoản 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP:
- Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ tiền lãi và tiền gửi cho vay phát sinh trong thời kỳ của người nộp thuế
- Sau khi trừ tiền lãi + tiền gửi cho vay phát sinh trong thời kỳ của người nộp thuế, tổng chi phí lãi vay sẽ được trừ khi: thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận đầu tư từ hoạt động kinh doanh trong kỳ + chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ + chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
=> Chi phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết phụ thuộc vào thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc xác định khoản chi phí lãi vay được trừ.
- Đối với những chi phí lãi vay không được trừ → chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo theo quy định của pháp luật.
- Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục nhỏ hơn 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết không áp dụng đối với:
- Các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng. (Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về khái niệm, cách tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, Codon.vn mời bạn theo dõi thông tin qua bài viết này trên wikipedia.org).
- Tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại;
- Các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
- Các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.
Chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP
Công thức tính lãi vay được trừ (LV) = 30% x EBITDA*= 30% x (EBITDA - Lợi nhuận khác - Lãi tiền gửi - Lãi cho vay).
Trong đó: EBITDA = Lợi nhuận sau thuế, trước thuế/ lợi nhuận từ HĐKD + Lãi vay - Lãi tiền gửi, cho vay + Khấu hao - Lợi nhuận khác.
Lưu ý: Liên quan đến tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cũng được quy định chi tiết tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của chính phủ. Những điểm mới của Nghị định 68/2020/NĐ-CP về tăng trần chi phí lãi vay được trừ lên 30% đã được Codon.vn tổng hợp trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin về pháp luật thuế và áp dụng đúng.
Công ty TNHH 1 thành viên Phúc Long (thuộc trường hợp giao dịch liên kết), quyết toán thuế TNDN năm 2020 của công ty như sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 1 tỷ đồng.
- Chi phí khấu hao là 50 triệu đồng.
- Lãi vay là 300 triệu đồng.
- Lãi tiền gửi và tiền cho vay thu về là 100 triệu đồng.
Hỏi: Tính lãi vay được trừ khi quyết toán thuế TNDN của công ty TNHH 1 thành viên Phúc Long?
Trả lời:
Chi phí lãi vay được trừ trong năm 2020 của công ty TNHH 1 thành viên Phúc Long là:
LV = 30% x (1.000.000.000 + 50.000.000 + 300.000.000 - 100.000.000)
= 375.000.000 đồng .
=> Trong năm 2020, chi phí lãi được trừ đối với công ty TNHH 1 thành viên Phúc Long là 300 triệu đồng.
Năm 2019, công ty cổ phần đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương thuộc trường hợp giao dịch liên kết, khi quyết toán thuế TNDN đưa ra các thông số như sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 300 triệu đồng.
- Lãi vay là 150 triệu đồng.
- Chi phí khấu hao là 50 triệu đồng.
- Lãi tiền gửi và tiền cho vay thu về là 80 triệu đồng.
Hỏi: công ty cổ phần đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương được trừ chi phí lãi vay là bao nhiêu?
Trả lời:
Chi phí lãi vay được trừ của CTCP là:
LV = 30% x (-300.000.000 + 150.000.000 + 50.000.000 - 80.000.000)
= -270.000.000 <>
=> Trong năm 2019, CTCP đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương với lãi vay 150 triệu đồng sẽ bị loại và không được trừ tính thuế TNDN.
Công ty TNHH 2 thành viên Mai Hương, thuộc trường hợp giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật, năm 2021 quyết toán thuế TNDN:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 750 triệu đồng.
- Lãi vay là 400 triệu đồng.
- Chi phí khấu hao là 50 triệu đồng.
- Lãi tiền gửi và tiền cho vay thu về là 45 triệu đồng.
Hỏi: Năm 2021 công ty TNHH 2 thành viên Mai Hương được trừ chi phí lãi vay là bao nhiêu?
Trả lời:
Chi phí lãi vay được trừ của công ty TNHH 2 thành viên Mai Hương là:
LV = 30% x ( 750.000.000 + 400.000.000 + 50.000.000 - 45.000.000)
= 364.500.000 đồng.
=> Trong năm 2021, công ty TNHH 2 thành viên Mai Hương với khoản lãi vay là 400 triệu đồng thì được trừ 364.5000.000 triệu đồng còn 35.500.000 được chuyển vào năm sau, nhưng không quá 05 năm.
Trên đây là toàn bộ chi phí lãi vay được trừ với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định 132/2020/NĐ-CP mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Bộ phận kế toán tại các đơn vị cần nắm rõ quy định của Nghị định này để tiến hành kê khai chi phí, tính thuế TNDN phải nộp đúng pháp luật.
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của Nghị định 132/2020/NĐ-CP, căn cứ theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP, năm tính thuế 2021, các doanh nghiệp thỏa mãn điều kiện còn có thể được giảm 30% thuế TNDN năm 2021, giảm 30% thuế GTGT năm 2021 và miễn tiền chậm nộp. Để nắm được tổng quan quy định pháp luật về vấn đề này, Codon.vn mời bạn tham khảo bài viết Nghị định 92/2021 về miễn, giảm thuế TNDN, GTGT cho DN khó khăn do Covid mà chúng tôi chia sẻ, tổng hợp.