Ngày 9/2/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng với 9 chương, 46 điều. Nội dung tập trung về vấn đề quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trong đó có những nội dung nổi bật như sau.
Nội dung Nghị định 10/2021 về quản lý chi phí xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng
Nội dung này được quy định tại Điều 30, 31, 32 của Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
* Các công việc
Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý và thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức quản lý việc thực hiện công việc, đơn cử như: giám sát công tác khảo sát xây dựng; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng.
- Thực hiện các công việc như: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng.
* Nội dung chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án có nhiều nội dung, ví dụ như tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng; phúc lợi tập thể.
* Cơ sở xác định chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án được xác định dựa trên định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán phù hợp với hình thức tổ chức quản lý dự án, thời gian thực hiện dự án, quy mô và đặc điểm công việc quản lý dự án.
Quy định về chi phí quản lý dự án theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP
Để biết thêm thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc xem thêm bài viết Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo Thông tư 12/2021/TT-BXD mà Codon.vn chia sẻ trước đây.
* Các công việc
Một số công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm có:
- Lập nhiệm vụ, lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, lập nhiệm vụ thiết kế; thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;
- Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; thẩm tra an toàn giao thông; áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM);
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng
Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm có:
- Chi phí nhân công tư vấn;
- Chi phí ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình;
- Chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin, liên lạc;
- Chi phí thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án (nếu có);
- Chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác;
- Thu nhập chịu thuế tính trước; thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng.
* Cơ sở xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Việc xác định dựa vào mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng cách lập dự toán trên cơ sở phạm vi công việc tư vấn, khối lượng công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của gói thầu và các quy định về chế độ, chính sách.
- Chi phí này được xác định phù hợp với loại công việc tư vấn, dựa trên: số lượng chuyên gia, trình độ chuyên gia tư vấn, thời gian làm việc, mức tiền lương của chuyên gia của quốc gia và khu vực dự kiến thuê và các chi phí cần thiết khác để hoàn thành công việc tư vấn.
- Chi phí được xác định theo dự toán hoặc cơ sở dữ liệu chi phí thuê tư vấn nước ngoài của các công trình, dự án tương tự tại Việt Nam.
Quy định về chi phí thuê tư vấn nước ngoài theo Nghị định 15/2021
Theo Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì nội dung dự toán xây dựng công trình gồm:
- Chi phí xây dựng;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí quản lý dự án;
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khác và chi phí dự phòng.
Lưu ý với dự án có nhiều công trình: Chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Nội dung này được quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, theo đó, các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình gồm:
- Chi phí xây dựng: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng.
- Chi phí thiết bị: Chi phí mua sắm thiết bị; chi phí gia công, chế tạo thiết bị và các chi phí khác
- Chi phí quản lý dự án.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chi phí khác.
- Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.
Cách xác định dự toán xây dựng công trình theo Nghị định 10/2021/NĐ-CP
Lưu ý: Dự toán công trình xây dựng hay ước tính chi phí công trình là việc tính toán, xác định giá xấp xỉ chi phí của một dự án xây dựng, sửa chữa tòa nhà, nhà ở, văn phòng,... Toàn bộ thông tin về định nghĩa, các loại dự toán, dự phòng đã được wikipedia.org chia sẻ, mời bạn đọc xem thêm tại bài viết này để có thêm thông tin.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện đồng thời với việc thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
- Nội dung thẩm định, gồm có nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng và của chủ đầu tư.
- Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình thuộc dự án PPP thực hiện theo quy định riêng.
Trên đây là một số nội dung đáng chú ý của Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Các chủ đầu tư và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan cần lưu ý để thực hiện.
Liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng cho các hạng mục công trình, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 cũng quy định 10 trường hợp xây dựng không phải xin giấy phép. Chi tiết các loại công trình được miễn giấy phép xây dựng đã được Codon.vn tổng hợp trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.