Ngày 10/12/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa quy định về tinh giản biên chế. Theo đó, chính sách tinh giản biên chế với cán bộ, công chức, viên chức được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030 thay vì ngày 31/12/2021 như quy định trước đây.
Nội dung nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa quy định về tinh giản biên chế
- Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa quy định về tinh giản biên chế của Nghị định 108/2014/NĐ-CP. Theo đó, các chế độ, chính sách về tinh giản biên chế áp dụng đến hết ngày 31/12/2030.
- Trong khi đó, theo quy định cũ thì chính sách tinh giản biên chế chỉ áp dụng đến ngày 31/12/2021.
Như vậy, theo quy định mới thì các chính sách về tinh giản biên chế sẽ được áp dụng đến hết năm 2030.
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP đã sửa đổi các tiêu chí, điều kiện để tinh giản biên chế sau đây:
- Sửa đổi các tiêu chí xếp loại:
+ Bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao: Sửa thành "Không hoàn thành nhiệm vụ".
+ Mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực: Sửa thành "mức hoàn thành nhiệm vụ".
- Bỏ trường hợp: cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.
- Bổ sung thêm yêu cầu sau: năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định của luật, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Nghị định 143 năm 2020 về tinh giản biên chế, điều kiện tinh giảm
Nghị định 143 sửa đổi độ tuổi hưởng chính sách về hưu trước tuổi và chính sách thôi việc ngay như sau:
* Trường hợp về hưu trước tuổi
- Trường hợp 1:
+ Quy định cũ: Nam từ đủ 50 tuổi - 53 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi - 48 tuổi.
+ Nghị định 143: Xác định tuổi về hưu trước tuổi dựa trên tuổi nghỉ hưu tối thiểu mà khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định => Tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi.
Lưu ý: Luật lao động là lĩnh vực Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh các quan hệ về lao động giữa tổ chức công đoàn, người lao động và người sử dụng lao động. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh của Luật lao động, bạn đọc có thể xem thêm trên wikipedia.org qua bài viết này.
- Trường hợp 2:
+ Quy định cũ: Nam đủ 55 tuổi - 58 tuổi; nữ đủ 50 - 53 tuổi.
+ Nghị định 143: Xác định tuổi về hưu trước tuổi dựa trên tuổi nghỉ hưu tối thiểu mà khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định => Tuổi thấp hơn tối đa đủ 05 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 02 tuổi so với quy định.
- Trường hợp 3:
+ Quy định cũ: Nam trên 53 tuổi - dưới 55 tuổi; nữ trên 48 tuổi - dưới 50 tuổi.
+ Nghị định 143: Xác định tuổi về hưu trước tuổi dựa trên tuổi nghỉ hưu tối thiểu mà khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định => Có tuổi thấp hơn 02 tuổi so với quy định.
* Trường hợp thôi việc ngay
- Trường hợp 1:
+ Quy định cũ: Nam dưới 53 tuổi và nữ dưới 48 tuổi.
+ Nghị định 143: Xác định tuổi dựa trên tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động => Tuổi tối đa thấp hơn 02 tuổi so với quy định.
- Trường hợp 2:
+ Quy định cũ: Nam dưới 58 tuổi và nữ dưới 53 tuổi.
+ Nghị định 143: Xác định tuổi dựa trên tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động => Tuổi tối đa thấp hơn 02 tuổi so với quy định.
Quy định về nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 143/2020/NĐ-CP
Tìm hiểu về nghỉ hưu trước tuổi, bạn đọc xem thêm bài viết "Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi năm 2022" để biết thêm thông tin.
Nghị định 143 sửa đổi quy định về đối tượng tinh giản biên chế không được nhận trợ cấp khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước như sau:
- Những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc: Được sửa thành "những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc".
=> Theo đó, quy định mới bổ sung trường hợp "đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư".
- Điều kiện độ tuổi.
(1) Trường hợp có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, làm công việc nặng nhọc, độc hại:
+ Quy định cũ: đủ 52 tuổi trở lên đối với nam, đủ 47 tuổi trở lên đối với nữ.
+ Được sửa thành: Có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.
(2) Trường hợp có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, không làm công việc nặng nhọc, độc hại:
+ Quy định cũ: Nam có đủ 52 tuổi trở lên, nữ đủ 47 tuổi trở lên.
+ Được sửa thành: Có tuổi thấp hơn đủ 03 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.
Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa quy định về tinh giản biên chế. Có thể thấy, Nghị định này đã có những nội dung phù hợp, tương ứng với Bộ luật Lao động và Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 về vấn đề xác định đối tượng được tinh giản biên chế. Cán bộ, công chức, viên chức và các đơn vị quản lý cần nắm rõ những sửa đổi, bổ sung này để thực hiện đúng quy định.
Ngoài vấn đề tinh giản biên chế, cán bộ, công chức có thể quan tâm đến vấn đề nâng lương. Điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức được bài viết này đề cập cụ thể, bạn đọc có thể theo dõi thêm.