Mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư

Với số lượng phương tiện lưu thông lớn, mật độ dân số cao, tại các khu đô thị, khu dân cư hành vi nẹt pô, rú ga, bấm còi có ảnh hưởng lớn dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về mức xử phạt vi phạm hành chính cho từng lỗi vi phạm. Thông tin về mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư như sau.

muc phat net po ru ga bam coi trong khu dan cu

Bấm còi, nẹt pô, rú ga liên tục trong khu dân cư có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Mục Lục bài viết:
1. Nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật?
2. Mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư mới nhất
2.1. Đối với người điều khiển ô tô.
2.2. Đối với người điều khiển xe máy
2.3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.
3. Các hành vi liên quan có thể bị xử phạt.

1. Nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật?

- Rú ga hay còn gọi là nẹt pô, bấm còi trong khu đô thị, khu đông dân cư là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

- Rú ga, bấm còi trong khu dân cư, khu đô thị bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi:

+ Hành vi rú ga, bấm còi có tính "liên tục" - không bị gián đoạn hoặc;

+ Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày trước đến 05 ngày hôm sau hoặc;

+ Bấm còi hơi đối với xe ô tô hoặc máy kéo.

Lưu ý: Hành vi vi phạm trên không áp dụng đối với xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ (xe cứu thương, xe chữa cháy,..).

Các hành vi nẹt pô, rú ga, bấm còi, bốc đầu thường xảy ra khi một bộ phận giới trẻ tụ tập, đi bão đêm. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ đi bão cũng như điều kiện và các hình thức bão đêm phổ biến, bạn đọc có thể bấm xem thêm thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.

2. Mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư mới nhất

2.1. Đối với người điều khiển ô tô.

* Bấm còi trong khoảng thời gian từ 22h - 5h:

- Căn cứ vào quy định tại điểm g Khoản 1, điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ- CP Khoản 34 Điều 2, hành vi bấm còi trong trường hợp này sẽ áp dụng mức phạt sau:

+ Phạt tiền từ 300 nghìn - 400 nghìn đồng.

+ Tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

* Bấm còi, rú ga liên tục.

- Tại Điểm b, Khoản 3 và Điểm c, Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100 quy định về mức xử phạt đối với hành vi bấm còi, nẹt pô liên tục như sau:

+ Phạt tiền từ 800 nghìn - 01 triệu đồng.

+ Tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

muc phat net po ru ga bam coi trong khu dan cu 2

Mức phạt hành vi nẹt pô, bấm còi, rú ga liên tục trong khu dân cư đối với người điều khiển ô tô

2.2. Đối với người điều khiển xe máy.

Tương tự như đối với xe ô tô, mức phạt đối với hai hành vi bấm còi, rú ga cụ thể cũng có sự khác nhau:

- Bấm còi trong thời gian 22h - 5h.

+ Phạt tiền từ 100 nghìn - 200 nghìn đồng.

+ Tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

- Bấm còi, rú ga liên tục:

+ Phạt tiền từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng.

+ Tước GPLX từ 02 - 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Mức xử phạt nêu trên được ghi nhận tại Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, mỗi loại phương tiện chỉ đường chở người, hàng hóa không vượt quá giới hạn quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Trường hợp xe máy, ô tô, xe máy kéo chở hàng cồng kềnh sẽ bị xử phạt. Tìm đọc nội dung bài mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh năm 2022 sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

2.3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng.

Khác với người điều khiển xe máy, xe ô tô, người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chỉ bị xử phạt đối với hành vi "bấm còi, rú ga liên tục, bấm còi hơi" theo quy định tại Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100, cụ thể:

+ Phạt tiền từ 400 nghìn - 600 nghìn đồng.

+ Tước GPLX (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.

muc phat net po ru ga bam coi trong khu dan cu 3

Nẹt pô xe máy, xe kéo chuyên dùng trong khu dân cư bị phạt bao nhiêu? Tìm hiểu mức phạt cho xe máy rú ga liên tục trong đô thị

3. Các hành vi liên quan có thể bị xử phạt.

- Thông thường, việc nẹt pô, bấm còi hơi chủ yếu được thực hiện ở các phương tiện đã có quá trình thay đổi kết cấu xe. Vì vậy, ngoài việc bị xử phạt đối với hành vi bấm còi, rú ga trong khu dân cư, người điều khiển sẽ bị xử phạt thêm lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe. Chi tiết mức phạt đối với lỗi sai phạm này, bạn đọc có thể tìm hiểu trong bài mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe của Codon.vn.

- Có đủ bộ phận giảm thanh là điều kiện để xe cơ giới được tham gia giao thông, vì vậy, nếu không có có bộ phận giảm thanh, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 19 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123) Nghị định 100.

+ Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300 nghìn - 400 nghìn đồng.

+ Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100 nghìn -200 nghìn đồng.

+ Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 800 nghìn - 01 triệu đồng.

Hành vi nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư là hành vi không "văn minh" khi tham gia giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị và có thể dẫn đến tai nạn cho người tham gia giao thông khác. Người tham gia giao thông cần lưu ý mức phạt nẹt pô, rú ga, bấm còi trong khu dân cư trong bài viết này của Blog Codon.vn để hạn chế sai phạm, bị cơ quan chức năng xử phạt.

Bài liên quan