Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe

Làm mới ô tô, xe máy với nhiều phong cách riêng độc, lạ là xu hướng "độ xe" được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Chi tiết mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe như sau.

muc phat loi tu y thay doi ket cau xe

Tự ý thay đổi kết cấu xe có bị phạt không? Cập nhật mức phạt lỗi thay đổi kết cấu xe mới nhất

Mục Lục bài viết:
1. Thay đổi kết cấu xe là hành vi vi phạm pháp luật giao thông?
2. Như thế nào là thay đổi kết cấu xe?
2.1. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
2.2. Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
3. Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe.
3.1. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
3.2. Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.
4.1. Tự ý thay đổi màu sơn xe máy có bị xử phạt?
4.2. Xe máy "độ Pô" thì bị phạt bao nhiêu?
4.3. Lỗi thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

1. Thay đổi kết cấu xe là hành vi vi phạm pháp luật giao thông?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ phương tiện không được tự ý thay đổi kết cấu của xe, so với:

- Thiết kế ban đầu của xe (của nhà chế tạo).

- Thiết kế cải tạo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, việc chủ phương tiện với lỗi "cố ý" thay đổi kết cấu xe sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

2. Như thế nào là thay đổi kết cấu xe?

2.1. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Hành vi thay đổi kết cấu xe theo quy định tại Điểm a, c Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được xác định như sau:

- Cắt, hàn, đục lại số khung, số máy.

- Thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

2.2. Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

Đối với xe ô tô nói chung, hành vi thay đổi kết cấu xe được xác định theo quy định tại Điểm a, Khoản 7; Điểm b Khoản 9, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm i, Khoản 17 Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể:

- Cắt, hạn, đục lại số khung, số máy. (Thông tin chi tiết về số khung (Số VIN) xe ô tô đã được tổng hợp chi tiết trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm xem thêm qua bài viết này để tìm hiểu thêm).

- Cải tạo ô tô khác thành ô tô chở khách.

- Thay đổi tổng thành khung, tổng thành máy (động cơ), hệ thống phanh, hệ thống truyền động (truyền lực), hệ thống chuyển động.

- Cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe

- Thay đổi tính năng sử dụng của xe

- Tự ý lắp đặt thêm cơ cấu nâng hạ thùng xe, nâng hạ công-ten-nơ trên xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc.

muc phat loi tu y thay doi ket cau xe 2

Thay đổi kết cấu xe gồm những gì? Tìm hiểu quy định pháp luật về việc tự ý thay đổi đặc tính xe

Liên quan đến việc điều khiển phương tiện ô tô tham gia giao thông, Nghị định 100/2019 cũng quy định chi tiết về thời gian sử dụng giấy phép lái xe và mức phạt khi sử dụng bằng lái xe hết hạn. Để gia tăng kiến thức pháp luật giao thông về vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài mức phạt sử dụng Giấy phép lái xe ô tô hết hạn của chúng tôi.

3. Mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe.

Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe như sau:

3.1. Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền.

- Đối với cá nhân: Từ 800.000 đồng → 2.000.000 đồng

- Đối với tổ chức: Từ 1.600.000 đồng → 4.000.000 đồng

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện.

Áp dụng đối với hành vi tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy và đưa phương tiện đó vào tham gia giao thông.

3.2. Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

- Lỗi "tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy và đưa xe đó vào tham gia giao thông".

Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền.

+ Đối với cá nhân: Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

+ Đối với tổ chức: Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

- Các lỗi còn lại (được liệt kê ở mục 2.2):

Hình thức xử phạt: Phạt tiền.

+ Đối với cá nhân: Từ 6.000.000 đồng → 8.000.000 đồng.

+ Đối với tổ chức: Từ 12.000.000 đồng → 16.000.000 đồng.

muc phat loi tu y thay doi ket cau xe 3

Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu 2022? Câp nhật mức phạt thay đổi kết cấu xe ô tô, xe máy theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp.

4.1. Tự ý thay đổi màu sơn xe máy có bị xử phạt?

Tôi là Hương, đang cư trú tại Hà Nội. Tôi vừa mua một chiếc xe máy Vision màu trắng và đã thực hiện thủ tục đăng ký xe. Tuy nhiên, do qua một thời gian sử dụng, màu xe bị cũ hơn nên tôi quyết định thay đổi màu sơn thành màu đỏ. Cho tôi hỏi, liệu tôi có bị xử phạt bởi hành vi này?

Câu trả lời: Có.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi thay đổi màu sơn của xe không đúng với nội dung trong Giấy đăng ký xe sẽ bị coi là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Thông tin chi tiết về mức xử phạt khi tự ý thay đổi màu sơn cho từng loại phương tiện ô tô, xe máy, bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết tự ý thay đổi màu sơn xe bị phạt bao nhiêu tiền của Codon.vn.

4.2. Xe máy "độ Pô" thì bị phạt bao nhiêu?

Hành vi độ Pô xe được xác định là hành vi "tự ý thay đổi khung, máy, hình dạng, kích thước, đặc tính xe", mức xử phạt được áp dụng đối với xe máy được xác định là:

- Đối với cá nhân: Từ 800.000 đồng → 2.000.000 đồng

- Đối với tổ chức: Từ 1.600.000 đồng → 4.000.000 đồng

4.3. Lỗi thay đổi kết cấu xe có bị giam xe không?

Trả lời: Có

Theo quy định tại a Khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe độ, bị thay đổi kết cấu xe có thể còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng và tịch thu phương tiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức phạt lỗi tự ý thay đổi kết cấu xe, đặc tính xe mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ đến bạn đọc. Chủ phương tiện cần nắm rõ các quy định về xử phạt để tránh tình trạng tự ý thay đổi kết cấu xe, gây mất tình trạng an toàn giao thông đối với bản thân và những người xung quanh.

Bài liên quan