Mức phạt sản xuất hàng giả theo Luật hình sự 2015, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Mức phạt sản xuất hàng giả

Vì mục đích trục lợi, rất nhiều cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái vẫn ngang nhiên hoạt động - đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về mức phạt sản xuất hàng giả như sau.

muc phat san xuat hang gia

Buôn bán hàng giả bị phạt tù bao nhiêu năm? Mức phạt sản xuất hàng giả theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Bộ luật hình sự 2015

Mục Lục bài viết:
1. Hàng giả là gì?
2. Mức phạt sản xuất hàng giả theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
3. Mức phạt sản xuất hàng giả theo Bộ luật hình sự.
3.1. Sản xuất hàng giả theo Điều 192 BLHS 2015.
3.2. Sản xuất hàng giả theo Điều 193 BLHS 2015.
3.3. Sản xuất hàng giả theo Điều 194 BLHS 2015.
3.4. Sản xuất hàng giả theo Điều 195 BLHS 2015.

* Danh mục từ viết tắt

- BLHS: Bộ luật hình sự

1. Hàng giả là gì?

Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng giả được chia thành 02 loại:

- Loại 1: Hàng giả về giá về giá trị sử dụng, công dụng, những loại hàng giả này bao gồm:

(1) Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị sử dụng nhưng không đúng với tên gọi, công dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa đó đã được công bố/ đăng ký.

(2) Hàng hóa không đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng, đặc tính kỹ thuật cơ bản, định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng cả hàng hóa (đạt dưới 70% so với mức tối thiểu).

(3) Hàng hóa là các loại thuốc giả, dược liệu giả theo quy định của pháp luật.

(4) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật nhưng không có/không đủ các loại hoạt chất đã đăng ký và không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chỉ số hàm lượng so với tiêu chuẩn chung đã được quy định (dưới mức 70%).

- Loại 2: Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (giả mạo tên hàng hóa, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, giả mạo bao bì, nguồn gốc xuất xứ, nơi đóng gói, lắp ráp...)

2. Mức phạt sản xuất hàng giả theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP

muc phat san xuat hang gia 2

Đối với những hành vi sản xuất hàng giả được quy định tại Khoản 2 Điều 10, Khoản 2 Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần các mức tiền phạt đã nêu ở trên, đó là các trường hợp:

(1) Sản xuất hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhưng không bị truy cứu TNHS.

(2) Sản xuất hàng giả là thức ăn (chăn nuôi, thủy sản), sản phẩm xử lý môi trường (nuôi trồng thủy sản, chất thải chăn nuôi), phân bón, thuốc (thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi).

(3) Sản xuất hàng giả là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, các chất tẩy rửa, diệt côn trùng,... trong lĩnh vực y tế, gia dụng, xây dựng, mũ bảo hiểm.

Mức phạt đối với hành vi sản xuất hàng giả được nêu tại bảng được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 02 lần so với cá nhân.

* Chú ý: Tương tự, hành vi lừa đảo tiền bạc, tài sản qua mạng cũng bị xử phạt hành chính, xử phạt hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Chi tiết vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ qua bài lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin hữu ích.

3. Mức phạt sản xuất hàng giả theo Bộ luật hình sự.

3.1. Sản xuất hàng giả theo Điều 192 BLHS 2015.

Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, pháp luật quy định các khung hình phạt như sau:

* Khung 1:

- Cá nhân: Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01-05 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

* Khung 2:

- Cá nhân: Phạt tù từ 05-10 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 3-6 tỷ đồng.

* Khung 3:

- Cá nhân: Phạt tù từ 07 -15 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 6-9 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng - 03 năm.

* Hình phạt bổ sung:

- Người vi phạm bị:

+ Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm/tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Pháp nhân vi phạm bị:

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 97 BLHS 2015.

+ Phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, cấm kinh doanh/hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

muc phat san xuat hang gia 3

Mức phạt sản xuất hàng giả theo quy định tại Điều 192 BLHS 2015

Lưu ý: Theo định nghĩa trên wikipedia.org, Luật hình sự được hiểu là ngành Luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đấu tranh và phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Toàn bộ thông tin về nhiệm vụ, cấu trúc của Bộ luật hình sự Việt Nam đã được chia sẻ qua bài viết này, bạn đọc có thể bấm để xem thông tin.

3.2. Sản xuất hàng giả theo Điều 193 BLHS 2015.

Căn cứ Điều 193 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm gồm các khung hình phạt đối với cá nhân, pháp nhân vi phạm như sau:

* Khung 1:

- Cá nhân: Phạt tù từ 02-05 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

* Khung 2:

- Cá nhân: Phạt tù từ 10-15 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 3-6 tỷ đồng (phạm tội tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 193 BLHS 215).

* Khung 3:

- Cá nhân: Phạt tù từ 10-15 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 6-9 tỷ đồng.

* Khung 4:

- Cá nhân: Phạt tù từ 15-20 năm hoặc tù chung thân.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 9-18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

* Hình phạt bổ sung:

- Người vi phạm bị:

+ Phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/ làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Pháp nhân vi phạm:

+ Đình chỉ vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS 2015.

+ Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

+ Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định/ cấm huy động vốn từ 1-3 năm.

3.3. Sản xuất hàng giả theo Điều 194 BLHS 2015.

Tội sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, khung hình phạt đối với cá nhân, pháp nhân vi phạm như sau:

* Khung 1:

- Cá nhân: Phạt tù từ 02-07 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 1-4 tỷ đồng.

* Khung 2:

- Cá nhân: Phạt tù từ 05-12 năm

- Pháp nhân: Phạt tiền tư 4-9 tỷ đồng.

* Khung 3:

- Cá nhân: Phạt tù từ 12-20 năm

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 9-15 tỷ đồng.

* Khung 4:

- Cá nhân: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 15-20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01-03 năm.

* Hình phạt bổ sung:

- Người vi phạm bị:

+ Phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/ làm công việc nhất định từ 01-05 năm/ tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Pháp nhân vi phạm bị:

+ Đình chỉ vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS 2015.

+ Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

+ Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định/ cấm huy động vốn từ 1-3 năm

muc phat san xuat hang gia 4

Chi tiết mức phạt sản xuất hàng giả theo Điều 194 BLHS 2015.

3.4. Sản xuất hàng giả theo Điều 195 BLHS 2015.

Cá nhân, pháp nhân sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, tùy thuộc vào tính chất, mức độ mà áp dụng các khung hình phạt như sau:

* Khung 1:

- Cá nhân: Phạt tiền từ 100 triệu-1 tỷ đồng/ phạt tù từ 01-05 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

* Khung 2 :

- Cá nhân: Phạt tù từ 05-10 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 3-6 tỷ đồng.

* Khung 3:

- Cá nhân: Phạt tù từ 10-15 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 6-9 tỷ đồng.

* Khung 4 :

- Cá nhân: Phạt tù từ 15-20 năm.

- Pháp nhân: Phạt tiền từ 9-15 tỷ đồng/ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

* Hình phạt bổ sung:

- Người vi phạm bị:

+ Phạt tiền từ 20- 100 triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề/ làm công việc nhất định từ 01-05 năm/ tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Pháp nhân vi phạm bị:

+ Đình chỉ vĩnh viễn: phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS 2015.

+ Phạt tiền từ 1-3 tỷ đồng.

+ Cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định/ cấm huy động vốn từ 1-3 năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức phạt sản xuất hàng giả theo quy định của pháp luật mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ, truyền tải đến bạn đọc. Có thể thấy hành vi sản xuất hàng giả có rất nhiều hình thức vi phạm, mức độ vi phạm cũng khác nhau. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm, các cá nhân, tổ chức sẽ chịu mức hình phạt tương ứng mà pháp luật đã quy định.

Trong mối quan hệ giao thương giữa các cá nhân, tổ chức, hợp đồng là văn bản thể hiện sự thỏa thuận các quyền, nghĩa vụ của các bên. Các trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ bị xử phạt theo quy định. Vậy cụ thể mức phạt vi phạm hợp đồng hiện nay là bao nhiêu? Các bên có thể thỏa thuận mức phạt này không? Vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

Bài liên quan