Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của công dân khi đến sinh sống tại nơi ở hợp pháp khác nơi thường trú từ 30 ngày trở lên. Vậy nếu không đăng ký tạm trú thì bị xử lý thế nào? Mức phạt không đăng ký tạm trú hiện nay là bao nhiêu?
Không đăng ký tạm trú có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
- Cá nhân khi sinh sống tại chỗ ở hợp pháp, ngoài phạm vi xã nơi mình đăng ký thường trú trong thời gian từ 30 ngày trở lên vì mục đích học tập, lao động, hoặc mục đích khác thì phải tiến hành đăng ký tạm trú khi đến chỗ ở mới (Điều 27 Luật Cư trú 2020).
=> Như vậy, đăng ký tạm trú là trách nhiệm của công dân khi thay đổi nơi ở ngoài phạm vi cấp xã nơi đăng ký thường trú trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Khi đến nơi ở mới, công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú với cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú? Tìm hiểu quy định đăng ký tạm trú theo quy định
Nếu trong trường hợp, công dân chuyển đến một nơi khác để làm việc, sinh sống lâu dài, ổn định thì cần tìm hiểu Thủ tục đăng ký thường trú để thu xếp đến phường, xã nơi cư trú và đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
- Việc không đăng ký tạm trú là hành vi vi phạm pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ từ 1/1/2022) như sau:
"Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú".
=> Theo đó, không đăng ký tạm trú có thể bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng.
- Trước đây, mức phạt đối với hành vi không đăng ký tạm trú bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100 nghìn - 300 nghìn đồng.
=> Như vậy, từ ngày 1/1/2022, mức phạt tiền đối với việc không đăng ký tạm trú đã tăng mạnh. Người dân thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú cần lưu ý thực hiện đúng quy định để không bị xử phạt. Nếu quá thời hạn đăng ký tạm trú, công dân cũng có thể bị xử lý vi phạm hành chính. Chi tiết về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết: "Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt"
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, sau đây là một số quy định xử phạt các hành vi liên quan đến cư trú.
Mức phạt chậm khai báo tạm trú, không đăng ký tạm trú, tạm vắng
Việc đăng ký tạm trú được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 Thông tư 56/2021/TT-BCA).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, như: Hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê phòng trọ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
- Công an cấp xã nơi dự định tạm trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này.
- Ngoài ra, công dân cũng có thể tiến hành đăng ký tạm trú online qua cổng dịch vụ công về cư trú.
Thông thường, dữ liệu về dân cư sẽ được quản lý bởi Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là bộ phận có nhiệm vụ quản lý hành chính về công tác đăng ký, quản lý cư trú, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước,...Để hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ phận này trong cơ quan hành chính nhà nước, Taimienphi.vn mời bạn tham khảo trong nội dung bài viết này trên wikipedia.org.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và nhận kết quả
- Công an xã nhận hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận cho công dân nếu hồ sơ đầy đủ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn sửa đổi, bổ sung.
- Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, công an xã thẩm định và cập nhật thông tin tạm trú của công dân trong hệ thống dữ liệu quốc gia về cư trú. Nếu từ chối đăng ký tạm trú thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Việc cập nhật thông tin đăng ký tạm trú sẽ được thông báo cho công dân.
Chi tiết về thủ tục đăng ký tạm trú, mời bạn đọc xem thêm "Thủ tục đăng ký tạm trú"
Lệ phí đăng ký tạm trú hiện nay ở mỗi tỉnh thành sẽ khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương và do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm. Trong thời hạn 15 ngày trước khi hết thời hạn tạm trú, công dân nếu tiếp tục tạm trú có thể gia hạn tạm trú, số lần gia hạn tạm trú không bị giới hạn.
- Câu trả lời là có.
- Theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA thì sinh viên ở tập trung trong ký túc xá có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua trường học - là cơ quan quản lý trực tiếp chỗ ở đó.
- Trường sẽ lập danh sách sinh viên tạm trú và Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, kèm theo văn bản đề nghị đăng ký tạm trú để đăng ký tạm trú cho sinh viên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mức phạt không đăng ký tạm trú mà Blog Codon.vn cung cấp. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm kiếm thông tin và hoàn tất các thủ tục khai báo lưu trú theo quy định của pháp luật.
Nếu trường hợp sinh viên, hoặc công dân khi đến nơi khác ở mà không làm thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Sau đây là chi tiết về Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú mời bạn đọc cùng theo dõi.