Hiện nay, thủ tục đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố được thực hiện theo quy định tại điều 20 Luật cư trú 2020, Thông tư 55/2021/TT-BCA và Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Đăng ký thường trú cần giấy tờ gì? Cập nhật thủ tục đăng ký thường trú online, offline sau 1/7/2021
* Danh mục từ viết tắt
- UBND: Ủy ban nhân dân
Theo quy định hiện hành tại Luật Cư trú 2020, điều kiện đăng ký thường trú tại 63 tỉnh, thành trên cả nước là như nhau; không còn phân chia điều kiện riêng khi đăng ký thường trú tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như trước đây.
Cụ thể như sau:
- Đăng ký thường trú tại chính chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình;
- Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở đó đồng ý trong các trường hợp người thân về ở với nhau, ví dụ như:
+ Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ;
+ Con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột;...
- Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu đáp ứng các điều kiện:
+ Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú;
+ Bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu tại địa phương, không thấp hơn 08 m2 sàn/người.
- Đăng ký thường trú tại chùa, đình, đền,... (cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo) có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Người xin đăng ký thường trú được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
+ Là người đại diện của chùa, đền,... đăng ký thường trú;
+ Người được người đại diện hoặc ban quản lý đền, chùa,... đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động cơ sở đó;
+ Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện, người đại diện hoặc ban quản lý đền, chùa đồng ý cho đăng ký thường trú.
- Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
- Người sinh sống, người làm nghề lưu động
Ví dụ như sinh sống trên tàu thuyền trên sông, được đăng ký thường trú tại tàu thuyền đó nếu đáp ứng các điều kiện:
+ Người đăng ký thường trú là chủ tàu, thuyền;
+ Người khác được chủ tàu, thuyền phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;
Tàu, thuyền được đăng ký, đăng kiểm theo quy định pháp luật. Nếu không thuộc trường hợp phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;
+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều kiện được đăng ký thường trú tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thường trú là nơi công dân thường xuyên sinh sống, làm việc ổn định vô thời hạn và đã được đăng ký thường trú thông qua sổ hộ khẩu. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa thường trú, bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin trên bách khoa toàn thư wikipedia.org qua bài viết này.
Người đáp ứng các điều kiện để đăng ký thường trú chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây.
* Đăng ký tại nơi ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. Ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; giấy phép xây dựng,...
* Đăng ký tại nơi ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Trong tờ khai ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp. Nếu đã có văn bản đồng ý riêng thì không cần ghi ý kiến vào tờ khai.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình Ví dụ như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu.
* Đăng ký tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
- Văn bản, hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ (công chứng hoặc chứng thực).
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú. Ví dụ như: Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở có thể hiện thông tin về diện tích nhà ở đang sử dụng hoặc xác nhận của UBND cấp xã, UBND huyện về diện tích nhà ở.
* Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người được hoạt động trong cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Ví dụ như: thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Văn bản xác nhận của UBND xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Thủ tục đăng ký thường trú cấp xã? Hồ sơ cần chuẩn bị?
* Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội
- Văn bản đề nghị đăng ký thường trú cho người khác của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong văn bản này có các thông tin cơ bản của từng người gồm: Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Quê quán; dân tộc; tôn giáo; Số định danh cá nhân; Nghề nghiệp, nơi làm việc; Nơi thường trú; nơi tạm trú.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh về việc chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, như:
+ Xác nhận của UBND xã về việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Quyết định tiếp nhận của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội;
+ Quyết định hỗ trợ của UBND cấp huyện;
+ Các giấy tờ khác.
* Đăng ký thường trú trên phương tiện lưu động như tàu thuyền
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
Nếu không phải chủ tàu thuyền đăng ký thường trú thì tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ tàu thuyền đó hoặc ý kiến của người được chủ tàu thuyền ủy quyền. Nếu đã có văn bản đồng ý riêng thì không cần ghi ý kiến vào tờ khai.
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu thuyền; tàu thuyền không phải đăng ký đăng kiểm thì chuẩn bị giấy xác nhận của UBND xã về việc sử dụng tàu thuyền để ở.
- Giấy xác nhận của UBND xã về nơi đậu, đỗ thường xuyên của tàu thuyền nếu tàu thuyền không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký tàu thuyền không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Sau khi đã chuẩn bị sau các giấy tờ đối với từng trường hợp cụ thể, công dân nộp hồ sơ đến Công an cấp xã nơi muốn đăng ký thường trú.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, công an xã sẽ kiểm tra và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký thường trú; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn bổ sung hồ sơ.
- Người dân nộp lệ phí đăng ký thường trú: Mức lệ phí căn cứ vào quy định của từng địa phương.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký thường trú, công an xã thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Thông báo cho người dân về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú.
- Đối với trường hợp từ chối đăng ký thường trú thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho công dân biết.
Đến đây, thủ tục đăng ký thường trú đã hoàn thành.
Hiện nay, trong một số trường hợp, công dân từ các tỉnh đến Hà Nội làm ăn, sinh sống thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký thường trú. Về nội dung này, bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết Thủ tục đăng ký thường trú tại Hà Nội để có những thông tin bổ ích.
Đối với một số thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thì thủ tục đăng ký thường trú được thực hiện qua mạng internet.
Công dân truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc Cổng dịch vụ công quản lý cư trú để đăng ký thường trú.
3.1. Truy cập vào Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
- Người cần đăng ký thường trú truy cập vào đường link https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Sau đó tiến hành "Đăng nhập", nếu chưa có tài khoản thì "Đăng ký"
3.2. Chọn dịch vụ đăng ký thường trú
- Bấm chọn Thường trú, Đăng ký thường trú như hình:
- Lúc này, giao diện đăng ký thường trú sẽ hiện ra
3.3. Điền thông tin đăng ký thường trú
- Công dân tiến hành điền đầy đủ các thông tin, lưu ý những nội dung có dấu (*) là nội dung bắt buộc phải điền.
- Công dân tải lên các file hình ảnh về các tờ khai, giấy tờ để cơ quan có thẩm quyền xác minh.
- Chọn hình thức nhận thông báo kết quả giải quyết: Nhận kết quả qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp tại trụ sở Công an => Chọn "Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên" => Chọn "Ghi và gửi hồ sơ".
Lưu ý: Khi đăng ký thường trú qua mạng, người dân vẫn có trách nhiệm xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi Công an cấp xã yêu cầu.
Nếu công dân không thực hiện thủ tục đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt với những mức tương đương. Liên quan đến các mức phạt về đăng ký thường trú, tạm trú, mời bạn đọc theo dõi Các trường hợp không đăng ký thường trú, tạm trú sẽ bị xử phạt
- Theo Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020 thì khi công dân chuyển đến nơi ở mới, có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì phải đăng ký thường trú tại nơi ở trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì trường hợp cá nhân không thực hiện đăng ký thường trú khi đã đủ điều kiện đăng ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Câu trả lời là không.
- Luật Cư trú 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo Điều 38 Luật này, từ ngày 01/7/2021 sẽ chính thức không cấp mới sổ hộ khẩu; những sổ hộ khẩu đã được cấp trước thời gian này thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết 31/12/2022.
=> Như vậy, vào thời điểm này, công dân tiến hành đăng ký thường trú sẽ không được cấp sổ hộ khẩu (bản giấy) mà sẽ được cập nhật thông tin thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký thường trú mới nhất mà Blog Codon.vn muốn cung cấp đến bạn đọc. Hãy liên tục cập nhật các thông tin liên quan đến thường, tạm trú trong chủ đề pháp luật cư trú của chúng tôi và thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Chúc các bạn thành công.