Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú

Vi phạm hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú là hành vi vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Tại đây có nêu ra những mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú như sau.

muc phat hanh chinh ve so ho khau thuong tru tam tru

Tìm hiểu mức xử phạt vi phạm hành chính về lưu trú theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP từ 1/1/2022

Mục Lục bài viết:
1. Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú.
1.1. Mức phạt từ 500 nghìn - 1 triệu đồng.
1.2. Mức phạt từ 1 - 2 triệu đồng.
1.3. Mức phạt từ 2 - 4 triệu đồng.
1.4. Mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
2. Trình tự, thủ tục phạt hành chính.

* Danh mục từ viết tắt.

- SHK: Sổ hộ khẩu.

- CSDL: Cơ sở dữ liệu.

1. Mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú.

Tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

1.1. Mức phạt từ 500 nghìn - 1 triệu đồng.

Đối với những hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn - 1 triệu đồng:

1- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký cư trú (đăng ký/xóa đăng ký thường trú, tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong CSDL về cư trú).

2- Không thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng theo quy định.

3- Không xuất trình các loại giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền như: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú,...

Về nghĩa vụ đăng ký tạm trú, thường trú khi đến sinh sống, làm việc tại nơi ở khác nơi thường trú, bạn đọc xem thêm tại bài viết "Thủ tục đăng ký thường trú"

1.2. Mức phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

Mức phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng được áp dụng đối với những hành vi liên quan đến sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú:

1- Làm sai lệch thông tin trong sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú như: tẩy xóa, sửa chữa; hoặc hủy hoại các loại giấy tờ này (đối với những hành vi này còn áp dụng hình phạt bổ sung đó là: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm).

2- Sử dụng SHK, sổ tạm trú, xác nhận thông tin cư trú để: cầm cố, nhận cầm cố, mua bán, cho thuê, mượn, cho mượn để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.

3- Không làm thủ tục thay đổi đăng ký cư trú khi đã có chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký cư trú.

4- Không thực hiện thông báo lưu trú khi có từ 01 - 03 người lưu trú đối với các cơ sở có chức năng lưu trú.

5- Có những hành vi như: tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

* Lưu ý: thu lợi bất chính từ việc cho mua bán, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố SHK, sổ tạm trú, xác nhận cư trú ngoài mức phạt nêu trên còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm). 

Nếu trong trường hợp công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng thì sẽ thuộc vào Các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú theo quy định. 

muc phat hanh chinh ve so ho khau thuong tru tam tru 2

Quy định về đăng ký thường trú, tạm trú, sổ hộ khẩu và mức xử phạt khi vi phạm

Chú ý: Sau khi bị xử phạt hành chính về lưu trú, công dân bắt buộc hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú (thường trú, tạm trú) theo quy định. Về vấn đề đăng ký tạm trú, Codon.vn đã có bài chia sẻ về thủ tục đăng ký tạm trú, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng vào thực tế lưu trú, sinh sống của mình.

1.3. Mức phạt từ 2 - 4 triệu đồng.

Với mức phạt tiền từ 2 - 4 triệu đồng áp dụng đối với những hành vi vi phạm về SHK, thường trú, tạm trú như sau:

1- Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi (đối với hành vi này ngoài việc áp dụng phạt tiền thì người vi phạm phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm).

2- Không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 - 08 người lưu trú đối với các cơ sở có chức năng lưu trú.

3- Có hành vi như: ép buộc, xúi giục, lôi kéo....người khác gây khó khăn, cản trở đối với công dân trong việc thực hiện quyền tự do cư trú.

4- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

1.4. Mức phạt từ 4 - 6 triệu đồng.

Đối với những hành vi được nêu dưới đây sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền cao nhất là từ 4 - 6 triệu đồng trong lĩnh vực đăng ký và quản lý cư trú:

1- Thực hiện những hành vi trái pháp luật để được đăng ký chỗ ở hợp pháp theo quy định: cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật.

2- Có những hành vi: làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả để được đăng ký thường trú, tạm trú, các giấy tờ khác liên quan đến cư trú (đối với những hành vi này còn bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm).

3- Không thực hiện thông báo việc lưu trú >09 người lưu trú đối với các cơ sở có chức năng lưu trú.

4- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định.

5- Có những hành vi như: ép buộc, lôi kéo,... nhằm cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hành vi vi phạm về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú thì mức phạt thấp nhất là 500 nghìn đồng và mức phạt cao nhất có thể lên đến 6 triệu đồng.

muc phat hanh chinh ve so ho khau thuong tru tam tru 3

Mức phạt về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú từ 4-6 triệu đồng

Lưu ý: Hiện tại, công tác chỉ đạo thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký, quản lý cư trú; quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú,..., được thực hiện bởi cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư. Để hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết này trên wikipedia.org.

2. Trình tự, thủ tục phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú.

Các vi phạm hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú có mức phạt từ 500 nghìn đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được quy định tại Điều 57, 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, hướng dẫn bởi Điều 12 Nghị định 188/2021/NĐ-CP.

Về trình tự, thủ tục được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập biên bản

- Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền phải lập biên bản vi phạm hành chính.

- Nếu không thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ lập biên bản làm việc và chuyển biên bản đến người có thẩm quyền giải quyết.

- Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, phạm vi rộng.

Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính.

- Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản.

- Biên bản phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký (trong trường hợp không thể ký được thì điểm chỉ).

Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính.

Biên bản vi phạm hành chính sau khi được lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 01 bản hoặc có thể gửi cho cho mẹ/người giám hộ đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm.

Cũng về mức phạt đối với công dân không thực hiện đăng ký tạm trú, mời bạn đọc theo dõi tại bài viết Mức phạt không đăng ký tạm trú để biết thêm thông tin. 

Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã quy định rất rõ về các mức phạt hành chính về sổ hộ khẩu, thường trú, tạm trú. So với Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt đã có sự tăng lên nhằm siết chặt hơn trong công tác thực hiện và quản lý về cư trú. Bạn đọc cần nắm rõ các mức phạt vi phạm hành chính về lưu trú trong bài viết này của Blog Codon.vn để tuân thủ đúng, tránh bị phạt khi vi phạm.

Bài liên quan