Mức đóng, quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ, quỹ BHTNLĐ bao nhiêu?

Mức đóng, quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ, quỹ BHTNLĐ bao nhiêu?

Mức đóng, quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ, quỹ BHTNLĐ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người sử dụng lao động quan tâm bởi đây là một trong các căn cứ để xác định mức bồi thường và trợ cấp tai nạn của người lao động. Năm 2022, mức đóng vào quỹ BHTNLĐ được thực hiện theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 58/2020/NĐ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.

muc dong quy dinh mua bao hiem tai nan cho nld quy bhtnld bao nhieu

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và quy định pháp luật về việc mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ

Mục Lục bài viết:
1. Ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động?
2. Mức đóng BHTNLĐ bao nhiêu?
3. Quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ bao nhiêu?
4. Thủ tục áp dụng mức đóng thấp hơn vào quỹ BHTNLĐ.
5. Mức hưởng chế độ bảo hiểm từ Quỹ BHTNLĐ.

* Danh mục từ viết tắt

- NLĐ: Người lao động.

- BHTNLĐ: Bảo hiểm tai nạn lao động.

- BHXH: Bảo hiểm xã hội.

1. Ai phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động là chủ thể có trách nhiệm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo giải thích tại Khoản 3, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động ở đây bao gồm: Tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ví dụ: cơ quan nhà nước (sử dụng "người lao động" là cán bộ, công chức), đơn vị sự nghiệp (sử dụng "người lao động" là viên chức), doanh nghiệp tư nhân (sử dụng người lao động theo hợp đồng lao động tối thiểu 01 tháng),...

Lưu ý: Đối tượng tham gia BHTNLĐ và đối tượng đóng BH tai nạn lao động không đồng nhất, trong đó đối tượng tham gia bao gồm cả người lao động. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn đọc có thể xem chi tiết trong bài viết chia sẻ Đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Codon.vn.

2. Mức đóng BHTNLĐ bao nhiêu?

- Mức đóng BH TNLĐ, BNN từ 1/7/2021 → hết ngày 30/6/2022.

Theo Quyết định 23/2021/QĐ- TTg, Điều 2, mức đóng BH TNLĐ, BNN của người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, hợp tác xã tự quyết định tiền lương trong thời gian này là:

Mức đóng = 0% x Tiền lương tháng đóng BHXH.

Đây là chính sách được nhà nước áp dụng nhằm hỗ trợ người sử dụng lao động gặp khó khăn bởi dịch Covid 19. Sau khi kết thúc thời gian này, mức đóng vào Quỹ BHTNLĐ được thực hiện như sau:

- Mức đóng Quỹ BH TNLĐ, BNN tối đa:

Theo Khoản 1, Điều 44, Luật An toàn vệ sinh lao động, mức đóng của người sử dụng lao động vào Quỹ BH TNLĐ, BNN là:

Mức đóng = 1% x tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

- Mức đóng Quỹ BH TNLĐ, BNN bình thường:

Tại Điều 4, Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng được áp dụng với NSDLĐ như sau:

Mức đóng = 0,5% x tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an phục vụ có thời hạn, học viên đang theo học hưởng sinh hoạt phí, thì mức đóng là:

Mức đóng = 0,5% x Mức lương cơ sở.

muc dong quy dinh mua bao hiem tai nan cho nld quy bhtnld bao nhieu 2

Mức đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp 2022

- Mức đóng Quỹ BH TNLĐ, BNN đặc biệt:

Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 5, Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

Mức đóng = 0,3% x tiền lương tháng đóng BHXH.

* Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

Tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội xác định tiền lương tháng dựa trên chủ thể quyết định tiền lương:

- Nếu tiền lương do nhà nước quy định: Thì tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm:

+ Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm

+ Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Nếu tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Thì tiền lương tháng đóng BHXH bao gồm:

+ Mức lương;

+ Phụ cấp lương và;

+ Các khoản bổ sung khác.

Lưu ý: Khi xác định tiền lương tháng đóng BHXH, người lao động cần chú ý đến các khoản phụ cấp không phải đóng. Thông tin chi tiết về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài Các khoản phụ cấp không phải đóng BHXH, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

3. Quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ bao nhiêu?

- Theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động, Điều 39, Khoản 3, người sử dụng lao động có thể mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động tại các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm này sẽ là căn cứ để các doanh nghiệp kinh doanh BH chi trả tiền bảo hiểm cho người lao động bị TNLĐ.

- Việc xác định mức giá mua bảo hiểm tai nạn lao động do các đơn vị kinh doanh quyết định, tùy thuộc vào các gói bảo hiểm cụ thể.

Chẳng hạn như đối với đơn vị kinh doanh bảo hiểm Bảo Việt, có các gói bảo hiểm 20 triệu, 30 triệu, 50 triệu, 80 triệu và 100 triệu tương ứng với các gói thì phí đóng là 56.000 đồng; 84.000 đồng; 140.000 đồng; 224.000 đồng và 280.000 đồng/ người/năm.

muc dong quy dinh mua bao hiem tai nan cho nld quy bhtnld bao nhieu 3

Quy định đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động

4. Thủ tục áp dụng mức đóng thấp hơn vào quỹ BHTNLĐ.

Nội dung tại mục này hướng dẫn về thủ tục áp dụng mức đóng 0,3% tiền lương tháng đóng BHXH vào Quỹ BHTNLĐ đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Theo Điều 8, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục cụ thể được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ.

- Văn bản đề nghị (mẫu số 01, Phụ lục Nghị định 58).

- Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động.

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ về Bộ Lao động Thương Binh và xã hội.

Cách thức: Trực tiếp/trực tuyến/qua đường bưu chính.

(Để có thêm thông tin về Bộ lao động thương binh và xã hội, cơ quan chính phủ giải quyết các vấn đề về chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động, bạn đọc có thể bấm xem thêm tin trên cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org qua bài viết này).

Bước 3: Bộ Lao động Thương binh và xã hội tiếp nhận và xử lý hồ sơ, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải ra quyết định áp dụng mức đóng và gửi kết quả cho doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ có 36 tháng được áp dụng tỷ lệ đóng 0,3%, kể từ ngày có quyết định áp dụng.

5. Mức hưởng chế độ bảo hiểm từ Quỹ BHTNLĐ.

Tùy vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng.

* Đối với trợ cấp một lần.

Theo Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động thì nội dung này được quy định như sau:

- Đối tượng áp dụng: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30%.

- Mức trợ cấp = (5 x mức lương cơ sở) + [(Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động - 5) x 0,5 x mức lương cơ sở + [0,5 x Mức tiền lương đóng BH vào Quỹ TNLĐ, BNN + (tổng số năm đóng BH vào Quỹ BH TNLĐ, BNN - 1) x 0,3 x Mức tiền lương đóng BH vào Quỹ TNLĐ, BNN

muc dong quy dinh mua bao hiem tai nan cho nld quy bhtnld bao nhieu 4

Mức hưởng, mức bồi thường bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Ví dụ:

Ông Bình là công nhân lắp ráp xe máy tại công ty LC, bị tai nạn lao động vào ngày 16/6/2020. Quá trình điều trị tích cực, ông Bình ra viện ngày 5/7/2020.

- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của ông Bình sau khi giám định là 20%.

- Ông Bình có 12 năm đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN.

- Mức tiền lương đóng BH vào quỹ BHTNLĐ, BNN là 6.000.000 đồng vào tháng 5/2020.

- Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7/2020: 1.600.000 đồng.

=> Mức trợ cấp một lần mà ông Bình được hưởng như sau:

Mức hưởng = {5 x 1.600.000 + (20-5) x 0,5 x 1.600.000} + {0,5 x 6.000.000 + (12 - 1) x 0,3 x 6.000.000} = 42.000.000 đồng/lần.

* Đối với trợ cấp hàng tháng.

Nội dung này được quy định tại Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động như sau:

- Đối tượng áp dụng: NLĐ có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động tối thiểu 31%.

- Mức trợ cấp = {30% x mức lương cơ sở + (tỷ lệ suy giảm khả năng lao động - 31) x 2% x mức lương cơ sở} + {0,5% x mức tiền lương đóng BH + (tổng số năm đóng BH - 1) x 0,3% x mức tiền lương đóng BH}

Ví dụ: Chị An bị tai nạn giao thông khi đang trên đường đi làm về vào ngày 7/8/2020.

- Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của chị An là 40%.

- Tổng số năm đóng BH vào Quỹ TNLĐ, BNN là 12 năm.

- Tiền lương đóng BH là 5.000.000 đồng vào tháng 7/2020.

- Mức lương cơ sở vào tháng 8/2020 là 1.600.000 đồng.

=> Mức hưởng trợ cấp hàng tháng của chị An như sau:

Mức trợ cấp = {30% x 1.600.000 + (40-31) x 2% x 1.600.000} + {0,5% x 5.000.000 + (12 - 1) x 0,3 x 5.000.000} = 958.000 đồng/tháng.

Thông tin giải đáp thắc mắc mức đóng, quy định mua bảo hiểm tai nạn cho NLĐ, quỹ BHTNLĐ bao nhiêu? đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Có thể thấy mức đóng vào Quỹ BHTNLĐ, BNN tuy không cao, nhưng mức trợ cấp được tính cho người bị TNLĐ, BNN cũng giúp NLĐ một phần giải quyết được khó khăn về kinh tế trong thời gian không thể lao động hoặc hạn chế khả năng lao động.

Bài liên quan