Người lao động có quyền được giao kết hợp đồng lao động với nhiều đơn vị khác nhau, tuy nhiên làm việc tại nhiều công ty đóng BHXH thế nào để đảm bảo quyền lợi. Theo đó, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đóng theo hợp đồng ký kết đầu tiên, BHYT đóng theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất và BHTNLĐ, BNN được đóng theo từng hợp đồng.
Làm việc nhiều nơi đóng BHXH thế nào? Quy định về nơi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại nhiều công ty cùng lúc
* Danh mục từ viết tắt:
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- BHTNLĐ, BNN: Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- NLĐ, NSDLĐ: Người lao động, người sử dụng lao động.
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.
- TNCN: Thu nhập cá nhân.
Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 cho phép một NLĐ được giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ khác nhau (nhiều công ty). Tuy nhiên, cần phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Như vậy, NLĐ có quyền ký hợp đồng, làm việc tại nhiều công ty khác nhau, miễn sao vẫn thực hiện các nội dung trong hợp đồng đã giao kết một cách đầy đủ.
Căn cứ khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể là đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: NLĐ có nhiều HĐLĐ chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Những loại hợp đồng lao động phải đóng BHXH bắt buộc đã được chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể xem thêm để nắm thông tin.
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, NLĐ giao kết và đang thực hiện HĐLĐ thì đóng BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
=> Như vậy, NLĐ phải đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì:
NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều công ty thì ở mỗi công ty đều phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Làm việc nhiều nơi đóng BHXH thế nào? Hướng dẫn cách đóng bảo hiểm xã hội cho người làm 2 công ty
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Người lao động có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Về mức đóng BHYT, bạn đọc có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã chia sẻ để biết cụ thể hàng tháng mình phải đóng bao nhiêu tiền.
Anh Nguyễn Thành Nam ký hợp đồng có thời hạn với hai công ty là công ty TNHH 1 thành viên tư vấn xây dựng Minh Anh, và công ty hợp danh Phương Đông.
- HĐLĐ với công ty Minh Anh: Mức lương 10 triệu đồng/tháng, ký vào ngày 15/2/2021.
- HĐLĐ với công ty Phương Đông: Mức lương 8 triệu đồng/tháng, ký vào ngày 20/6/2021.
Anh Nam làm có hợp đồng lao động tại hai công ty thì việc đóng BHXH của anh thực hiện như sau:
- Đóng BHXH, BHTN tại công ty Minh Anh (theo HĐLĐ được ký đầu tiên).
- Đóng BHYT tại công ty Minh Anh theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất (tiền lương tại công ty Minh Anh cao hơn ở công ty Phương Đông).
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại cả hai công ty tương ứng với hợp đồng lao động đã ký kết, do công ty đóng.
- Ngoài nội dung đóng bảo hiểm xã hội, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cũng muốn NLĐ lưu ý đến vấn đề thuế thu nhập cá nhân khi làm việc tại nhiều công ty.
- Căn cứ tiết c.1.1 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì NLĐ làm việc theo nhiều HĐLĐ tại nhiều công ty khác nhau thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
- Ví dụ như trường hợp anh Nam (mục 3) làm việc tại 2 nơi, anh chỉ được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại 01 công ty.
Có thể thấy, nội dung bài viết này mà chuyên mục Bảo hiểm đề cập đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi Làm việc tại nhiều công ty đóng BHXH thế nào?
Tham gia BHXH để hưởng nhiều quyền lợi khi ốm đau, thai sản hay bị thất nghiệp,... bạn đọc có thể tham khảo bài viết cách tính BHXH để hiểu rõ hơn về các quyền lợi.