Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014

Điều kiện kinh doanh xăng dầu

Kinh doanh xăng dầu bao gồm rất nhiều những hoạt động khác nhau từ sản xuất, pha chế, phân phối, xuất khẩu... Tương ứng với từng hoạt động mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Cụ thể điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP như sau.

dieu kien kinh doanh xang dau

Quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh xăng dầu là gì?
2. Điều kiện kinh doanh xăng dầu.
2.1. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.
2.2. Đối với phân phối xăng dầu.
2.3. Đối với tổng đại lý xăng dầu.
2.4. Đối với đại lý bán lẻ xăng dầu.
2.5. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2.6. Đối với kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
3. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

* Danh mục từ viết tắt.

- DN: Doanh nghiệp.

- GCN: Giấy chứng nhận.

- GCNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Kinh doanh xăng dầu là gì?

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP, kinh doanh xăng dầu được hiểu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu gồm rất nhiều hoạt động khác nhau:

- Kinh doanh xuất - nhập khẩu: xuất, nhập khẩu xăng dầu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, gia công xuất khẩu.

- Sản xuất và pha chế xăng dầu.

- Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước.

- Dịch vụ xăng dầu: cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Chú ý: Hiện tại, dầu mỏ là nguyên liệu chính để sản xuất dầu hỏa, dầu diesel và xăng nhiên liệu và các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa,... Để có thêm thông tin về định nghĩa, thành phần và quá trình hình thành dầu mỏ, bạn đọc có thể xem thêm qua bài viết này trên wikipedia.org.

2. Điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Với mỗi loại hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu thì đều cần phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được quy định tại Chương II Nghị định 83/2014/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung như sau:

2.1. Đối với kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.

Đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

(1) Phải thành lập DN theo quy định của pháp luật.

(2) Về cơ sở vật chất:

- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế Việt Nam, trọng tải tối thiểu 7 nghìn tấn.

- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15 nghìn mét khối.

- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ + 40 tổng đại lý kinh doanh/đại lý bán lẻ/thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

(Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì phải thuộc sở hữu/thuê với thời hạn từ 05 năm trở lên, DN sở hữu ít nhất 05 cửa hàng)

- Kinh doanh nhiên liệu hàng không, thương nhân đầu mối kinh doanh không cần phải có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng phải đảm bảo thêm các điều kiện:

+ Có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu phù hợp với tiêu chuẩn, quy định.

+ Có kho tiếp nhận tại sân bay.

+ Có phòng thử nghiệm đủ năng lực phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế

dieu kien kinh doanh xang dau 2

Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu xăng dầu

2.2. Đối với phân phối xăng dầu.

Đối với hoạt động phân phối xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu cần đáp ứng các điều kiện:

(1) Phải thành lập DN theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong GCNĐKKD.

(2) Về cơ sở vật chất:

- Có kho, bể chứa xăng dầu (dung tích tối thiểu 2.000 m3).

- Có phương tiện vận tải xăng dầu.

- Có phòng thử nghiệm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, tối thiểu: 05 cửa hàng bán lẻ (ít nhất 03 cửa hàng thuộc sở hữu của DN) + 10 cửa hàng bán lẻ thuộc các đại lý/ thương nhân nhận quyền bán lẻ được cấp GCN theo quy định của luật.

(3) Về nhân sự: cán bộ quản lý + nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo luật định.

2.3. Đối với tổng đại lý xăng dầu.

Điều kiện đối với thương nhân được làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:

(1) Phải thành lập DN theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong GCNĐKKD.

(2) Về cơ sở vật chất:

- Có kho, bể chứa xăng dầu (dung tích tối thiểu 2.000 m3)

- Có phương tiện vận tải xăng dầu.

- Có hệ thống phân phối xăng dầu: cửa hàng bán lẻ (tối thiểu 05 cửa hàng thuộc sở hữu của DN/thuê từ 05 năm trở lên; tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý được cấp GCN đủ điều kiện bán lẻ theo quy định).

(3) Về nhân sự: tương tự như (3) mục 2.2.

2.4. Đối với đại lý bán lẻ xăng dầu.

Thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Phải thành lập DN theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong GCNĐKKD.

(2) Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu được cấp GCN đủ điều kiện bán lẻ (thuộc sở hữu DN/thuê từ 05 năm trở lên).

(3) Về nhân sự: tương tự (3) mục 2.2

2.5. Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Những điều kiện mà cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần phải đáp ứng:

(1) Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải thuộc sở hữu/thuê từ 05 năm trở lên của thương nhân (nhận quyền bán lẻ, phân phối, thương nhân nhận đầu mối kinh doanh, nhận đầu mối sản xuất) + thương nhân phải đứng tên GCN đăng ký đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

(2) Về cơ sở vật chất: được thiết kế, xây dựng, đảm bảo trang thiết bị theo đúng quy định.

(3) Về nhân sự: tương tự (3) mục 2.2.

dieu kien kinh doanh xang dau 3

Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đối với đại lý bán lẻ

Hiện nay nhu cầu sử dụng các ứng dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử của cá nhân, tổ chức ngày càng lớn. Chi tiết về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn.

2.6. Đối với kinh doanh dịch vụ xăng dầu.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận cần đáp ứng những điều kiện:

(1) Phải thành lập DN theo quy định của pháp luật; có đăng ký kinh doanh xăng dầu trong GCNĐKKD.

(2) Về cơ sở vật chất:

+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa.

+ Có kho chứa thuộc sở hữu DN/ đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.

(3) Về nhân sự: tương tự (3) mục 2.2.

* Lưu ý: đối với điều kiện về cơ sở vật chất thì các cơ sở vật chất này đều phải thuộc sở hữu của DN/thuê sử dụng từ 05 năm trở lên và phải phù hợp với từng tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

Trong lĩnh vực xăng dầu, các hoạt động kinh doanh rất đa dạng và tương ứng với mỗi hoạt động về cơ bản cần đáp ứng các điều kiện về: đăng ký DN, cơ sở vật chất, nhân sự.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Khi làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP như sau:

- Về thành phần hồ sơ:

Thương nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

(1) Đơn đề nghị (tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà thương nhân chuẩn bị mẫu đơn đề nghị phù hợp).

(2) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(3) Các loại giấy tờ khác liên quan: bản sao các loại giấy tờ chứng minh nghiệp vụ đào tạo của cán bộ, nhân viên trực tiếp kinh doanh, bản kê cơ sở vật chất kỹ thuật, danh sách hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân (nếu có)...

- Địa điểm nộp hồ sơ:

Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: Sở Công thương, Bộ Công thương (đối với kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu)

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thương nhân bổ sung trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định, xem xét và cấp một trong các loại giấy sau theo yêu cầu của thương nhân:

+ Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

+ Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu

+ Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

- Phí và lệ phí: Thương nhân được cấp một trong các loại giấy trên phải nộp phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư 168/2016/TT-BTC như sau: Phí thẩm định hồ sơ:

+ Đối với khu vực thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: 600 nghìn đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định (chủ thể kinh doanh là tổ chức, DN); 200 nghìn đồng/điểm kinh doanh/lần thẩm định (chủ thể kinh doanh là cá nhân, gia đình).

+ Đối với khu vực khác: bằng 50% của khu vực thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

dieu kien kinh doanh xang dau 4

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Thông tư 168/2016/TT-BTC

Lệ phí: Lệ phí cấp giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá là 100 nghìn đồng đồng/giấy/lần cấp (khu vực thành phố trực thuộc trung ương, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh), các khu vực khác : 50 nghìn đồng/giấy/lần cấp.

Trên đây là toàn bộ điều kiện kinh doanh xăng đầu mới nhất mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Các cá nhân thương nhân có ý định kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh xăng dầu cần phải quan tâm đến quy định pháp luật về vấn đề này thì mới có thể được cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu kinh doanh hợp pháp.

Tương tự, Nghị định 02/2022/NĐ-CP của chính phủ cũng quy định điều kiện các doanh nghiệp được phép kinh doanh bất động sản. Chi tiết điều kiện kinh doanh bất động sản đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo để có thêm thông tin.

Bài liên quan