Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo Nghị định số 16/2019/NĐ-CP

Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Hiện nay nhu cầu sử dụng các ứng dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử ngày càng lớn. Chính vì vậy mà nhiều đơn vị, tổ chức muốn khai thác, cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Việc cung ứng dịch vụ này phải đảm bảo những điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn.

dieu kien cung ung dich vu trung gian thanh toan

Điều kiện đăng ký cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các tổ chức, doanh nghiệp

<

Mục Lục bài viết:
1. Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Các loại dịch vụ trung gian thanh toán.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
3.1. Chuẩn bị hồ sơ.
3.2. Nộp hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước.
3.3. Thẩm định, cấp giấy phép.
4. Câu hỏi liên quan.
4.1. Phí dịch vụ trung gian thanh toán bao nhiêu?
4.2. Tổ chức nào được làm trung gian thanh toán?

* Danh mục từ viết tắt

- TGTT: Trung gian thanh toán

1. Dịch vụ trung gian thanh toán là gì? Các loại dịch vụ trung gian thanh toán

- Theo khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 thì:

Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

- Theo Điều 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN thì có những loại dịch vụ trung gian thanh toán sau:

+ Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử: Dịch vụ chuyển mạch tài chính; bù trừ điện tử; cổng thanh toán điện tử.

+ Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán: Hỗ trợ thu hộ, chi hộ; chuyển tiền điện tử; Ví điện tử.

+ Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Chú ý: Là một thành phần của dịch vụ trung gian thanh toán, cổng thanh toán điện tử (tiếng Anh: Payment Gateway) là hệ thống kết nối người mua, người bán và ngân hàng với mục tiêu tiêu để người bán nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến được hoàn thành. Tổng quan khái niệm, lợi ích cổng thanh toán điện tử đã được wikipedia.org tổng hợp, chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo qua link bài viết này để sở hữu nhiều thông tin hữu ích.

2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP, các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ TGTT phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh.

- Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Tổ chức phải đăng ký hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

(2) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Đề án này được cơ quan có thẩm quyền theo Điều lệ của tổ chức phê duyệt.

Nội dung cơ bản của đề án gồm:

- Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép:

+ Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng;

+ Điều kiện sử dụng;

+ Sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan.

- Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;

- Các quy trình:

+ Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ;

+ Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật;

+ Các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;

+ Quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp.

(3) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng.

(4) Điều kiện về nhân sự.

- Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc): Có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật.

- Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án: Có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm.

(5) Điều kiện về kỹ thuật.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT.

- Hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính => Đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố. Và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

dieu kien cung ung dich vu trung gian thanh toan 2

Quy định về dịch vụ trung gian thanh toán: Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ kinh doanh

Chú ý: Nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ kế toán tổng hợp, kế toán thuế, làm báo cáo tài chính,..., cho các tổ chức, cá nhân, bạn cần phải thỏa mãn các điều kiện nhất định của Luật kế toán 2015. Chi tiết các điều kiện này đã được Codon.vn tổng hợp trong bài viết chia sẻ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, mời bạn tham khảo để có thêm thông tin.

3. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

3.1. Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép (mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư 39/2014/TT-NHNN);

- Biên bản hoặc Nghị quyết thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

- Đề án cung ứng dịch vụ TGTT;

- Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;

- Hồ sơ về nhân sự:

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người theo quy định;

- Bản sao chứng thực giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức.

3.2. Nộp hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước

- Số lượng hồ sơ: 05 bộ hồ sơ.

- Nơi nộp hồ sơ: Ngân hàng Nhà nước.

- Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

3.3. Thẩm định, cấp giấy phép

- Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và thẩm định các điều kiện cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Nếu hồ sơ đảm bảo điều kiện pháp luật quy định thì cấp Giấy phép; trường hợp từ chối cấp phép thì gửi văn bản từ chối nêu rõ lý do cho đơn vị đã gửi hồ sơ.

dieu kien cung ung dich vu trung gian thanh toan 3

Nghị định 101 trung gian thanh toán: thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh theo quy định

4. Câu hỏi liên quan

4.1. Phí dịch vụ trung gian thanh toán bao nhiêu?

- Theo Điều 17 Nghị định 101/2012/NĐ-CP thì phí dịch vụ trung gian thanh toán sẽ do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ấn định và phải niêm yết công khai.

- Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể quy định cơ chế xác định phí dịch vụ thanh toán và phí dịch vụ trung gian thanh toán.

4.2. Tổ chức nào được làm trung gian thanh toán?

Những tổ chức được làm trung gian thanh toán là tổ chức:

- Đáp ứng điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung.

- Đồng thời, tổ chức này được Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Lưu ý: Thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

Và giấy phép có thể bị thu hồi nếu thuộc vào một số trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

Như vậy, Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Các đơn vị, tổ chức muốn khai thác lĩnh vực cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cần nắm rõ quy định pháp luật hiện hành về điều kiện cung ứng dịch vụ và chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ, chính xác để được cấp giấy phép hoạt động..

Tương tự, để đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các tổ chức, doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện riêng quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP và Nghị định 52/2008/NĐ-CP. Nếu chưa biết về các quy định này, bạn đọc có thể tìm hiểu tại bài viết chia sẻ điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ để có thêm thông tin.

Bài liên quan