Kinh doanh vận tải đường bộ ngày càng phát triển do nhu cầu đi lại của người dân gia tăng. Để quản lý cũng như đảm bảo an toàn đối với hành khách, hàng hóa, pháp luật đặt ra quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ. Thông tin chi tiết sẽ được Blog Codon.vn chia sẻ ngay sau đây.
Kinh doanh vận tải hàng hóa có cần giấy phép? Cập nhật quy định về Giấy phép kinh doanh vận tải theo Luật Giao thông đường bộ 2008
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2, Điều 64; Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008, có thể chia kinh doanh vận tải đường bộ thành 02 loại chính:
- Loại 1: Kinh doanh vận tải hành khách. Trong loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô chia ra 05 hình thức cụ thể khác:
+ Theo tuyến cố định.
+ Bằng xe buýt theo tuyến cố định.
+ Bằng xe taxi.
+ Theo hợp đồng.
+ Vận tải khách du lịch.
- Loại 2: Kinh doanh vận tải hàng hóa. Loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được chia thành 04 hình thức cụ thể sau:
+ Thông thường.
+ Bằng xe taxi tải.
+ Siêu trường, siêu trọng.
+ Nguy hiểm.
Lưu ý: Kinh doanh vận tải đường bộ là một trong rất nhiều hình thức kinh doanh vận tải trong mạng lưới giao thông tại Việt Nam. Để có thêm thông tin về những lĩnh vực kinh doanh giao thông khác, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trong bài viết này trên wikipedia.org.
Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Đây là quy định được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 64 Luật Giao thông đường bộ 2008.
→ Vì vậy, chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện và được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thực hiện hoạt động kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh vận tải có điều kiện gì? Tìm hiểu điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hóa
Dựa trên quy định tại Điều 67, Luật giao thông đường bộ, điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ được xác định như sau:
Tại Khoản 1, Điều 67 Luật Giao thông đường bộ liệt kê 05 điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô nhưng sau:
- Điều kiện về hình thức: Có đăng ký kinh doanh và được Sở Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh.
- Điều kiện về phương tiện: Tùy vào hình thức kinh doanh, phương tiện phải được bảo đảm về số lượng, chất lượng, niên hạn sử dụng và có thiết bị giám sát hành trình, phải được sử dụng một cách hợp pháp thông qua việc là chủ sở hữu hoặc quyền sử dụng từ hợp đồng thuê/hợp đồng hợp tác.
Ví dụ về niên hạn sử dụng xe tính từ năm sản xuất:
+ Xe buýt: Tối đa 20 năm.
+ Xe taxi dưới 09 chỗ: Tối đa 12 năm.
+ Xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định ít nhất 9 chỗ với cự ly hoạt động trên 300km: Tối đa 15 năm.
- Điều kiện về lái xe, nhân viên phục vụ: Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được giao kết hợp đồng lao động, có số lượng phù hợp với phương án kinh doanh.
+ Riêng nhân viên phục vụ phải có nghiệp vụ kinh doanh vận tải, ATGT.
+ Người lái xe không đang trong thời gian bị cấm hành nghề.
- Điều kiện về người điều hành hoạt động vận tải: Có trình độ chuyên môn về vận tải, tức là có chứng chỉ sơ cấp/tối thiểu bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải.
- Điều kiện về nơi đỗ xe: bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường; phù hợp với quy mô của đơn vị kinh doanh.
Bên cạnh phải đáp ứng các điều kiện chung được nêu ở mục 2.1. Đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi thì thì còn phải đáp ứng thêm 02 điều kiện được quy định tại Khoản 2, Điều 67 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể:
- Điều kiện về tổ chức: Có bộ phần quản lý các điều kiện ATGT.
- Điều kiện về thủ tục: Thực hiện đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ với Sở Giao thông vận tải cấp tỉnh và niêm yết công khai.
Tương tự như kinh doanh vận tải đường bộ, xăng dầu cũng là lĩnh vực kinh doanh thu hút nhiều sự quan tâm của các nhân, tổ chức. Để được nhanh chóng cấp giấy chứng nhận kinh doanh trong lĩnh vực này, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trong bài viết điều kiện kinh doanh xăng dầu của chúng tôi.
- Quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP liệt kê 03 chủ thể được xác định là đơn vị kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
- Tuy nhiên, do đặc thù trong loại hình kinh doanh vận tải đường bộ, một số loại hình mà hộ gia đình không được thực hiện. Cụ thể:
+ Đối với kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ thì chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã mới được thực hiện. Đây là nội dung được ghi nhận tại Khoản 2, 3, Điều 67 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Quy định về đối tượng kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường
Mức xử phạt đối với đơn vị (tổ chức) kinh doanh vận tải mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải được quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 28, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điểm r, khoản 34, Điều 2, Nghị định 123/2021/NĐ-CP), cụ thể:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng → 24 triệu đồng.
Để được cấp Giấy phép kinh doanh, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 18, 19, Nghị định 10/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh chuẩn bị hồ sơ.
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải:
+ Giấy đề nghị (Theo mẫu tại Phụ lục I, Nghị định 10).
+ Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
+ Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử: Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
- Đối với hộ kinh doanh:
+ Giấy đề nghị (Theo mẫu tại Phụ lục I, Nghị định 10).
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ.
Số lượng: 01 bộ.
Cơ quan tiếp nhận: Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ và cấp Giấy phép.
Khi tiếp nhận hồ sơ nếu cần sửa đổi, bổ sung thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Sở GTVT phải thông báo tới đơn vị để sửa đổi, bổ sung.
Thời hạn cấp Giấy phép: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kinh doanh vận tải đường bộ có vai trò quan trọng, lại có ảnh hưởng trực tiếp đến con người, hàng hóa, do vậy, mọi đơn vị kinh doanh buộc phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp muốn kinh doanh trong lĩnh vực cầm đồ, cá nhân, tổ chức cần đáp ứng được các điều kiện về giấy phép kinh doanh, giấy phép an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy. Thông tin về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài viết điều kiện kinh doanh dịch vụ câm đồ của Codon.vn để có thêm thông tin.