Việt Nam là quốc gia có rất nhiều các điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường thủy. Chính vì vậy, nhà nước cũng tạo nhiều cơ hội để các cá nhân, tổ chức được tiếp cận với lĩnh vực vận tải này. Hiện nay, điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy được quy định như sau.
Quy định về vận tải đường thủy nội địa, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa mới nhất
- Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa được giải thích tại Nghị định 110/2014/NĐ-CP là "hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải."
Trong đó:
+ Đơn vị kinh doanh là doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Phương tiện thủy nội địa là các phương tiện có cấu trúc nổi hoạt động trong các luồng chạy thuộc quản lý của nhà nước Việt Nam.
+ Cước phí vận tải là mục đích cũng như là nguồn để duy trì hoạt động kinh doanh vận tải.
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm kinh doanh vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.
- Đối với kinh doanh vận tải hành khách gồm có hình thức:
+ Theo tuyến cố định.
+ Theo hợp đồng chuyến.
+ Khách du lịch.
+ Hành khách ngang sông.
Mỗi hình thức có những cách nhận diện riêng, yêu cầu riêng, điều kiện riêng trong quá trình hoạt động, nhằm đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, an toàn đối hành khách, hàng hóa khi sử dụng dịch vụ vận tải.
- Trước đây, theo quy định tại Nghị định 110/2014/NĐ-CP, người kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện riêng đối với từng hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
- Tuy nhiên, từ ngày 24/9/2018, khi Nghị định 128/2018/NĐ-CP có hiệu lực, thì người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, hợp đồng chuyến, vận chuyển khách du lịch chỉ cần phải đáp ứng điều kiện: "Phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã".
→ Điều này có nghĩa là, cá nhân muốn kinh doanh vận tải đường thủy nội địa dưới các hình thức này chỉ có thể thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không được hoạt động với tư cách cá nhân độc lập.
- Đối với kinh doanh vận tải hành khách ngang sông và vận tải hàng hóa không áp dụng bất cứ điều kiện kinh doanh nào.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã khi thành lập phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh, theo đó, vận tải đường thủy nội địa thuộc nhóm mã ngành 502 theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Bên cạnh kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, kinh doanh vận tải đường bộ cũng là lĩnh vực kinh doanh nhiều tiềm năng, độc giả xem thêm về Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ để biết chi tiết và chủ động thực hiện.
Kinh doanh vận tải đường thủy cần đáp ứng điều kiện gì? Điều kiện đối với kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển nội địa cũng dần thông thoáng hơn, theo đó, người kinh doanh chỉ cần đáp ứng một điều kiện về tàu thuyền: "Có ít nhất 01 tàu biển (có quyền sử dụng) mang quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn tại Thông tư 25/2020/TT-BGTVT."
Để hiểu rõ hơn về điều kiện kinh doanh vận tải biển, mời độc giả tham khảo bài viết Điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển
Trên đây là những chia sẻ của Blog trên trang Codon.vn về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy. Có thể thấy rằng, điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy dễ dàng làm gia tăng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh, phục vụ triệt để nhu cầu sử dụng của người dân, cũng như khai thác tối đa tiềm năng vận tải mà nước ta đang có.