Theo quy định của pháp luật, kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung. Đối với mỗi loại hình kinh doanh thì đều cần phải đáp ứng đủ những điều kiện kinh doanh vận tải hàng không theo luật định. Vấn đề này sẽ được Blog Codon.vn đề cập thông qua bài viết dưới đây.
Thành lập công ty kinh doanh vận tải hàng không cần điều kiện gì? Tìm hiểu quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không mới nhất
* Danh mục từ viết tắt:
- DN: Doanh nghiệp.
- Đối với kinh doanh vận tải hàng không thì cần đáp ứng những điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, điều kiện về vốn, điều kiện về phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm theo quy định. Cụ thể, đó là những điều kiện sau:
Về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác khi kinh doanh vận tải hàng không thì cần phải có những nội dung cơ bản như sau:
- Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay:
+ Đối với kinh doanh vận chuyển hàng không: tối thiểu 03 tàu bay.
+ Đối với kinh doanh hàng không chung: tối thiểu 01 tàu bay.
- Hình thức chiếm hữu.
- Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
- Về bộ máy tổ chức: Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất.
- Về người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống:
+ Kinh nghiệm:tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm.
+ Văn bằng, chứng chỉ: có văn bằng, chứng chỉ được cấp/được công nhận theo quy định của pháp luật .
- Điều kiện về số lượng thành viên đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài: Không được vượt quá 1⁄3 tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành, trong đó bộ máy điều hành gồm có:
+Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
+ Kế toán trưởng;
+ Người phụ trách các lĩnh vực: hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay và người giữ chức vụ tương đương xác định theo bộ máy tổ chức của DN.
- Đối với hoạt động thành lập và duy trì DN kinh doanh vận chuyển hàng không, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không cần phải đáp ứng là:
+ 300 tỷ đồng Việt Nam: Khai thác đến 10 tàu bay.
+ 600 tỷ đồng Việt Nam: Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay.
+ 700 tỷ đồng Việt Nam: Khai thác trên 30 tàu bay.
- Đối với thành lập và duy trì DN kinh doanh hàng không chung, mức vốn tối thiểu là: 100 tỷ đồng Việt Nam.
- Điều kiện về vốn đối với DN kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài:
+ Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ.
+ Phải có ít nhất 01 cá nhân Việt Nam/01 pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất.
+ Phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân (trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn).
Đối với phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của DN kinh doanh vận tải hàng không cần phải đảm bảo có những nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường.
- Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường.
- Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.
Cũng liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm về ngành nghề kinh doanh có điều kiện điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hàng không mới nhất
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung được thực hiện theo các bước được quy định tại Điều 10 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP. Trình tự thực hiện như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không gồm có những giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 92/2016/NĐ-CP).
- Báo cáo cùng các tài liệu chứng minh về việc DN đã đáp ứng đủ những điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không theo quy định của pháp luật. Trong báo cáo đó phải đảm bảo có các nội dung sau:
+ Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác.
+ Phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận tải hàng không.
+ Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm.
+ Nhãn hiệu dự kiến sử dụng; sơ đồ bộ máy tổ chức của DN.
- Văn bản xác nhận vốn (bản chính).
- Quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách: đối với những giấy tờ này:
+ Nếu nộp hồ sơ trực tiếp: nộp bản sao từ sổ gốc/bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu/bản sao có chứng thực.
+ Nếu nộp hồ sơ qua đường bưu chính: nộp bản sao có chứng thực.
- Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay
- Điều lệ hoạt động của DN (bản sao).
- Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin cơ bản của các thành viên theo quy định.
Hồ sơ được nộp tại: Cục Hàng không Việt Nam.
Hình thức nộp hồ sơ: người đề nghị có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Cục Hàng không Việt Nam.
+ Gửi qua hệ thống bưu chính.
+ Hình thức khác phù hợp.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định (thời hạn: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ).
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ:
+ Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định (thời hạn: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
+ Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ, nếu trong trường hợp không chấp nhận kết quả thẩm định, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do (thời hạn: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định).
+ Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp không cho phép, Thủ tướng Chính phủ thông báo tới Bộ Giao thông vận tải và nêu rõ lý do (thời hạn: 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải.
+ Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo quy định/thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép kinh doanh (thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ).
Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, không chỉ đáp ứng đủ những điều kiện được quy định mà chủ sở hữu còn phải làm thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hàng không.
Có thể thấy điều kiện kinh doanh vận tải hàng không đã được pháp luật Việt Nam quy định rất rõ ràng, cụ thể. Doanh nghiệp khi đáp ứng đủ những điều kiện này thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không và sẽ được phép hoạt động theo quy định.
Không chỉ vậy, đối với kinh doanh vận tải đường bộ cũng phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ mà pháp luật quy định.