Dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nước ta là quốc gia có tiềm năng lớn đối với hoạt động vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển. Tuy nhiên, không dễ dàng thực hiện hoạt động kinh doanh các ngành nghề này mà phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển theo luật định. Vấn đề này được Blog Codon.vn thông tin chi tiết đến bạn đọc như sau.
Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển cần điều kiện gì? Cập nhật điều kiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển theo Nghị định 147/2018/NĐ-CP
- Kinh doanh vận tải biển là hoạt động dịch vụ phải sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý và vì mục đích lợi nhuận.
- Điều kiện chung: Chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã mới là đối tượng được phép kinh doanh vận tải biển. Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 147/2018/NĐ-CP, Điều 3, Khoản 1.
Lưu ý: Dịch vụ vận tải biển thường được thực hiện thông qua phương tiện là tàu biển hay tàu hàng hải. Tàu hàng hải cũng có thể mang theo hàng hóa, thư từ hoặc sử dụng cho các mục đích du lịch, vận chuyển hành khách. Thông tin tổng quan về khái niệm, đặc điểm, cách phân loại tàu biển, bạn đọc có thể xem thêm qua nội dung bài viết này từ wikipedia.org.
1.2. Kinh doanh vận tải biển quốc tế.
- Tính "quốc tế" được nhắc đến trong vận tải biển quốc tế được chỉ đến việc vận chuyển từ cảng Việt Nam đến cảng nước ngoài hoặc giữa các cảng biển nước ngoài.
- Doanh nghiệp để kinh doanh vận tải biển quốc tế phải đáp ứng 03 điều kiện được quy định tại Nghị định 147, Điều 3, Khoản 2 như sau:
+ Tài chính: Để đảm bảo nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên, doanh nghiệp phải có bảo lãnh ở mức ít nhất là 05 tỷ đồng/mua bảo hiểm (lựa chọn một trong hai hình thức).
+ Tàu thuyền: Có ít nhất 01 tàu biển (không cần phải sở hữu mà chỉ cần có quyền sử dụng hợp pháp). Tàu biển quốc tịch Việt Nam thì phải theo Quy chuẩn tại Thông tư 25/2020/TT-BGTVT.
+ Tổ chức bộ máy và nhân lực: Có ISM Code (Bộ phận quản lý an toàn); ISPS (bộ phận quản lý an ninh hàng hải). Có người quản lý an toàn, an ninh hàng hải được đào tạo, có chuyên môn và đã được cấp chứng chỉ theo quy định.
Nghị định 160/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh vận tải biển, đại lý tàu biển
Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển cũng có thể được xem là thực hiện dịch vụ logistics. Xem chi tiết tại bài viết Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
- Vận tải nội địa là hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý từ cảng biển này đến cảng biển khác trong nước.
- So với điều kiện kinh doanh vận tải quốc tế thì kinh doanh vận tải nội địa ít điều kiện hơn. Kể từ 24/10/2018, Nghị định 147/2018/NĐ-CP có hiệu lực, kinh doanh vận tải nội địa ngoài đáp ứng điều kiện chung thì chỉ cần đáp ứng duy nhất một điều kiện được quy định tại Nghị định 147, Điều 3, Khoản 3 là điều kiện về tàu thuyền:
Có ít nhất 01 tàu biển (có quyền sử dụng) mang quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn tại Thông tư 25/2020/TT-BGTVT.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều kiện nêu trên mà không cần phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển. Quy định về Giấy chứng nhận đã bị bãi bỏ từ khi Nghị định 147 được ban hành.
- Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển là việc doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tại cảng thay cho chủ tàu hoặc người khai thác tàu nhằm mục đích lợi nhuận.
- Một số hoạt động dịch vụ được doanh nghiệp cung cấp là: thủ tục cho tàu đến hoặc rời càng; ký kết các hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm, bốc dỡ hàng hóa, thuê tàu,...Các dịch vụ này đều được ghi nhận tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển hiện nay được áp dụng theo quy định tại Nghị định 160/2016/NĐ-CP và Nghị định 147/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Về chủ thể: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có 100% vốn điều lệ là của nhà đầu tư trong nước hoặc tối đa là 49% tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Về nhân viên đại lý: Công dân Việt Nam, được cấp chứng chỉ chuyên môn đại lý tàu biển theo thông tư 13/2017/TT-BGTVT.
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và "khách hàng" được thiết lập qua hợp đồng đại lý tàu biển. Trong đó, giá dịch vụ đại lý tàu biển là nội dung được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Tương tự, Điều 66 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ, mời bạn đọc tham khảo để biết hồ sơ, trình tự thủ tục cần thực hiện để được cấp giấy phép kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh vận tải biển, dịch vụ đại lý tàu biển là hai điều kiện cho hai hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các cá nhân cần hiểu rõ tính chất công việc và nắm được các điều kiện nêu trên nhằm đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh.