Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo Luật Du lịch 2017

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành được biết đến là một trong những hoạt động kinh doanh phát triển rất mạnh mẽ và cũng là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, các doanh nghiệp lữ hành cần phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.

dieu kien kinh doanh dich vu lu hanh

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế theo Luật Du lịch 2017

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2.1. Điều kiện về đăng ký doanh nghiệp.
2.2. Điều kiện về ký quỹ.
2.3. Điều kiện về nhân sự.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
4. Thủ tục xin cấp cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

* Danh mục từ viết tắt.

- DN: Doanh nghiệp.

- ĐKDN: Đăng ký doanh nghiệp

- HĐLĐ: Hợp đồng lao động.

- KD: Kinh doanh.

1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Luật du lịch 2017 thì kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm những hoạt động: xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần/toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

Tại Điều 30 Luật du lịch 2017, hiện nay phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành bao gồm: kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Trong đó:

- DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: nhằm phục vụ khách du lịch nội địa (trong nước).

- DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: nhằm phục vụ khách quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Đối với những DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế thì được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và cả nội địa (trừ trường hợp DN kinh doanh dịch vụ lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài).

* Đối với những DN kinh doanh dịch vụ lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (trừ trường hợp có quy định khác).

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Các điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 32 Luật du lịch 2017. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải đáp ứng những điều kiện sau:

2.1. Điều kiện về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Tại Luật doanh nghiệp 2020, các DN tự do lựa chọn ngành, nghề, loại hình doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty cổ phần....) Sau đó, chủ DN/DN phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

dieu kien kinh doanh dich vu lu hanh 2

Các điều kiện để kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế: Điều kiện để đăng ký thành lập doanh nghiệp

Về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp , mời bạn đọc tham khảo bài viết: "Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng online"

2.2. Điều kiện về ký quỹ.

Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP như sau:

- Mức ký quỹ đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20 triệu đồng.

- Mức ký quỹ đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50 triệu đồng.

+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 100 triệu đồng.

- Phương thức ký quỹ:

+ DN thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam.

+ Địa điểm thực hiện ký quỹ: ngân hàng (ngân hàng thương mại, hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).

+ Trong suốt khoảng thời gian DN kinh doanh dịch vụ lữ hành, tiền ký quỹ phải được duy trì và không được rút ra.

+ DN nộp tiền ký quỹ và được cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

2.3. Điều kiện về nhân sự.

Đối với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Về chức danh: phải là người giữ một trong các chức danh như (1) chủ tịch hội đồng quản trị, (2) chủ tịch hội đồng thành viên; (3) chủ tịch công ty; (4) chủ doanh nghiệp tư nhân; (5) tổng giám đốc; (6) giám đốc hoặc phó giám đốc; (7) trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

- Về chuyên ngành: phải là người tốt nghiệp một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau:

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;

+ Quản trị lữ hành;

+ Điều hành tour du lịch;

+ Marketing du lịch;

+ Du lịch;

+ Du lịch lữ hành;

+ Quản lý và kinh doanh du lịch;

+ Quản trị du lịch MICE;

+ Đại lý lữ hành;

+ Hướng dẫn viên du lịch; (Thông tin về yêu cầu, vai trò, nhiệm vụ cần có của người hướng dẫn viên du lịch đã được tổng hợp trên wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để xem thêm thông tin)

+ Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành', "hướng dẫn du lịch" do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;

+ Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch" do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành theo quy định thì cần bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ "du lịch", "lữ hành", "hướng dẫn du lịch".

=> Tùy vào từng loại hình kinh doanh dịch vụ lữ hành (nội địa hoặc quốc tế) mà DN kinh doanh dịch vụ lữ hành phải đáp ứng đồng thời các điều kiện nêu trên thì mới được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật.

dieu kien kinh doanh dich vu lu hanh 3

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh lữ hành: Điều kiện về nhân sự cần có.

3. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Khi làm thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, DN cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Link tải mẫu đơn tại đây:

TẢI ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TẠI ĐÂY

 

(2) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận ĐKDN hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.

(3) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

(4) Quyết định bổ nhiệm/HĐLĐ giữa DN kinh doanh dịch vụ lữ hành - người phụ trách KD dịch vụ lữ hành (bản sao có chứng thực).

(5) Văn bằng, chứng chỉ (theo quy định của pháp luật)của người phụ trách KD dịch vụ lữ hành (bản sao có chứng thực).

Một điều cần lưu ý khi kinh doanh dịch vụ này, doanh nghiệp phải đăng ký đúng ngành nghề kinh doanh. Mã ngành nghề kinh doanh năm 2022 được quy định tại bài viết này, bạn đọc có thể xem thêm để tra cứu mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành.

4. Thủ tục xin cấp cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

4.1. Nộp hồ sơ.

DN đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ nêu trên và nộp đến cơ quan sau:

- Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa).

- Tổng cục du lịch (đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế).

4.2. Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, tiến hành thẩm định hồ sơ theo quy trình mà luật định.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Cơ quan có thẩm quyền trả lại hồ sơ, hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

dieu kien kinh doanh dich vu lu hanh 4

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế mới nhất

4.3. Trả kết quả.

- DN nộp đủ hồ sơ, đủ điều kiện thì được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa/quốc tế tùy thuộc vào đề nghị của DN.

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, Luật du lịch 2017 và những văn bản hướng dẫn khác có liên quan đã quy định rất cụ thể, chi tiết về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. Bạn đọc cần tham khảo, tìm hiểu những thông tin trong bài viết này của Blog Codon.vn để chuẩn bị hồ sơ hoàn tất thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành để nhanh chóng được cơ quan nhà nước cấp phép, tránh bị trả lại hồ sơ, làm mất thời gian trong quá trình giải quyết.

Bài liên quan