Mã ngành nghề kinh doanh năm 2022 theo phụ lục I quyết định số 27/2018/QĐ-TTg

Mã ngành nghề kinh doanh năm 2022

Doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh mà pháp luật không cấm. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, lựa chọn thật kỹ và phải tra cứu mã ngành nghề kinh doanh. Dưới đây là mã ngành nghề kinh doanh 2022.

ma nganh nghe kinh doanh nam 2022

Bảng mã danh mục ngành nghề kinh doanh hiện nay

Mục Lục bài viết:
1. Mã ngành nghề kinh doanh năm 2022.
2. Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
2.1. Tra cứu theo nội dung của từng ngành, nghề.
2.2. Tra cứu tại bảng tra cứu mã ngành, nghề kinh doanh.
2.3. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online.
3. Cách ghi ngành, nghề khi đăng ký doanh nghiệp.

1. Mã ngành nghề kinh doanh 2022.

Theo quy định của pháp luật, hiện nay các ngành nghề kinh doanh đều được mã hóa bởi những chữ và số theo quy định. Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam, trong đó mã ngành nghề kinh tế được ghi nhận tại Phụ lục I của quyết định này.

Theo đó, hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được chia thành 05 cấp như sau:

- Mã ngành cấp 1: Mã hóa bằng 01 chữ cái từ A đến U (gồm 21 ngành). Ví dụ: mã ngành B: Khai khoáng.

- Mã ngành cấp 2: 02 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành cấp 1 (gồm 88 ngành). Ví dụ: mã ngành 73: Quảng cáo và nghiên cứu thị trường.

- Mã ngành cấp 3: 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành cấp 2 (gồm 242 ngành). Ví dụ: mã ngành 731: Quảng cáo.

- Mã ngành cấp 4: 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành cấp 3 (gồm 486 ngành). Ví dụ: mã ngành 6630: Hoạt động quản lý quỹ.

- Mã ngành cấp 5: 01 chữ số thể hiện sau vị trí mã ngành cấp 4 (gồm 734 ngành). Ví dụ: mã ngành 681010: Mua, bán nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

=> Hệ thống ngành nghề kinh tế chính là cơ sở để các doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề khi thành lập hoặc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định bao gồm có Danh mục và Nội dung cụ thể, trong đó tại phần Nội dung có nêu rõ: những hoạt động kinh tế được xác định và loại trừ những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng lại thuộc các ngành kinh tế khác.

Ví dụ: Mã ngành 0149 - 01490: Chăn nuôi khác:

Nhóm này gồm những hoạt động sau:

(1) Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;

(2) Nuôi, nhân giống, sản xuất ong, mật ong.

(3) Nuôi tằm, sản xuất kén tằm.

(4) Sản xuất các loại da từ hoạt động chăn nuôi: da lông thú, da bò sát.

Loại trừ những hoạt động sau:

(1) Đối với hoạt động nuôi và thuần dưỡng thú từ các trại được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi)

(2) Đối với hoạt động sản xuất da, lông của các con vật do săn bắt và đánh bẫy được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan).

(3) Trang trại nuôi ếch, nuôi cá sấu, nuôi ba ba được phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt);

(4) Huấn luyện các con vật cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên).

TẢI BẢNG MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 2022 TẠI ĐÂY

ma nganh nghe kinh doanh nam 2022 2

Danh mục mã ngành nghề kinh doanh mới nhất hiện nay

Sau khi tra cứu bảng mã ngành nghề kinh doanh, bạn đọc có thể sử dụng để điền vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới. Thông tin về trình tự, thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: "Thủ tục bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh"

2. Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.

2.1. Tra cứu theo nội dung của từng ngành, nghề.

Khi tra cứu ngành, nghề cần lưu ý: đối với những ngành nghề cấp 1 là những ngành nghề (nhóm kinh tế) lớn và từ ngành nghề kinh tế cấp 2, cấp 3, cấp 4 quy định về ngành, nghề chi tiết hơn ngành nghề cấp 1.

Ví dụ:

- Ngành nghề Công nghiệp chế biến, chế tạo: thuộc nhóm ngành, nghề Cấp 1.

- Ngành nghề Sản xuất, chế biến thực phẩm: thuộc nhóm ngành, nghề Cấp 2.

- Ngành nghề Chế biến, bảo quản thịt và các loại sản phẩm từ thịt: thuộc nhóm ngành, nghề Cấp 3.

=> Do đó, dựa vào từng lĩnh vực kinh doanh mà các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tra cứu về mã ngành, nghề kinh doanh đó, sau đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành, nghề cấp 4 để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2.2. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.

Tại Phụ lục I Quyết định 27/2018/QĐ-TTg (đã được nêu ở trên) quy định cụ thể, chi tiết về mã ngành nghề kinh doanh, dựa vào đó mà doanh nghiệp dễ dàng tra cứu được mã ngành nghề kinh doanh để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Chú ý: Các mã ngành nghề kinh doanh ở trên được tổng hợp và phân loại theo 4 khu vực kinh tế của nên kinh tế. Để hiểu thêm về các nhóm ngành kinh tế, các hoạt động kinh tế trong từng nhóm ngành, bạn đọc có thể xem thêm dữ liệu tổng hợp trên wikipedia.org qua bài viết này.

2.3. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online.

Bước 1: Truy cập đường link tra cứu hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bấm truy cập nhanh Tại đây Tại đây.

Bước 2: Tiến hành tra cứu.

ma nganh nghe kinh doanh nam 2022 3

Trên thanh công cụ, tại mục "Tìm kiếm": Gõ tên ngành, nghề cần tìm kiếm sau đó kết quả sẽ hiện ra.

3. Cách ghi ngành, nghề khi đăng ký doanh nghiệp.

- Căn cứ vào hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp sau đó đăng ký, ghi ngành, nghề kinh doanh trong: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (trường hợp thay đổi nội dung đã đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục các ngành, nghề chung, tuy nhiên đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ được quy định cụ thể tại những văn bản quy phạm pháp khác.

=> Khi ghi ngành, nghề kinh doanh (đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện) thì cần phải được ghi theo ngành, nghề được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.

- Đối với doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh nhưng lại không được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg mà được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật khác => Ngành, nghề kinh doanh được ghi theo mã ngành, nghề kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

- Đối với doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh nhưng ngành, nghề đó chưa được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg và những văn bản khác => Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, ghi nhận ngành nghề kinh doanh để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới (nếu ngành, nghề kinh doanh đó không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh).

Với bảng mã ngành nghề kinh doanh đã tra cứu, người đăng ký có thể ghi mã ngành vào tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp và tiến hành đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan chức năng. Ngoài ra, người đăng ký cũng có thể tiến hành đăng ký online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Chi tiết quy trình các bước nộp hồ sơ đăng ký đã được Codon.vn chia sẻ trong bài hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng online, mời bạn đọc tham khảo để biết cách làm.

Như vậy, trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đã quy định rất cụ thể, chi tiết về mã ngành nghề kinh doanh năm 2022. Cá nhân, người đại diện pháp luật doanh nghiệp cần nắm rõ về bảng danh mục ngành nghề kinh doanh trong bài viết này của Blog Codon.vn để đăng ký đúng với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Bài liên quan