Để kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật. Người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh phải tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, không bị khởi tố hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hay các tội khác do lỗi cố ý. Cụ thể như sau:
Quy định pháp luật về dịch vụ bảo vệ theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP và Nghị định 52/2008/NĐ-CP
* Danh mục từ viết tắt
- ANTT: An ninh trật tự
- DN: Doanh nghiệp
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy
- Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý.
- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, gồm: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Khác với việc duy trì an ninh, trật tự cho một nhóm nhỏ cá nhân, tổ chức mà các công ty, tổ chức bảo vệ cung cấp, việc bảo vệ trật tự xã hội lại do các cơ quan như công an, quân đội của nhà nước thực hiện. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, lý thuyết về trật tự xã hội, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trên cổng thông tin bách khoa toàn tư wikipedia.org qua bài viết này.
Theo Điều 7 và Điều 11 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì việc kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều này có nghĩa là hộ kinh doanh cá thể không được kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
(2) Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Trình độ học vấn: Phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên.
- Không phải là người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ trường hợp thu hồi tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 96).
- Không thuộc các trường hợp sau:
Đối với người Việt Nam:
+ Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, nước ngoài đang điều tra, truy tố, xét xử.
+ Chưa được xóa án tích về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên;
+ Đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ;
+ Đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.
+ Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định.
+ Đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Đối với người nước ngoài:
+ Không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
Chi tiết Nghị định 96/2016/NĐ-CP về điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ của các tổ chức, doanh nghiệp
(3) Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
* Lưu ý, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có yếu tố nước ngoài cần đáp ứng thêm các điều kiện:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:
+ Chỉ được liên doanh trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
+ Hình thức thực hiện: cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
- Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:
+ Là DN đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;
+ Điều kiện người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài: Chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý từ cảnh cáo trở lên về hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
+ Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.
+ Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài tối thiểu là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ).
Lưu ý: Hiện nay, nhu cầu thanh toán điện tử thay cho tiền mặt của người dùng là rất lớn. Đây cũng là lý do mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử để phục vụ người dùng. Là người đứng đầu doanh nghiệp, người làm trong bộ phận pháp lý của doanh nghiệp, bạn cần nắm được Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định pháp luật để nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ hoàn tất thủ tục xin cấp phép.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ ở đây chính là "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự" cho DN kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
=> Lưu ý, đầu tiên cần phải đăng ký thành thành lập doanh nghiệp.
* Doanh nghiệp có thể đăng ký Mã ngành kinh doanh dịch vụ bảo vệ như sau:
- 8010: Hoạt động bảo vệ cá nhân.
- 8020: Dịch vụ hệ thống bảo đảm an toàn.
- 8030: Dịch vụ điều tra.
* Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo Điều 19, Điều 20 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự: Mẫu số 03 Phụ lục Nghị định 96.
- Bản sao có công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ thể hiện việc kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký DN,...
+ Nếu những văn bản này chưa thể thể hiện ngành nghề thì bổ sung các tài liệu chứng minh cho ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Bản sao có công chứng, chứng thực các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC.
- Giấy tờ của người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh:
+ Người Việt Nam ở trong nước: Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp.
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Bản khai nhân sự, bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam.
+ Bản sao có công chứng, chứng thực bằng tốt nghiệp chứng minh trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên.
Quy định pháp luật về dịch vụ bảo vệ: Quy trình, thủ tục, điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như hướng dẫn tại bước 1, DN nộp hồ sơ đến cơ quan sau:
- Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an: Nếu là cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Trường hợp còn lại.
=> DN có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
- Nộp trực tiếp.
- Gửi qua đường bưu điện.
- Nộp qua Cổng thông tin điện tử quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của Bộ Công an.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, xem xét có đảm bảo các điều kiện pháp luật quy định hay không.
- Nếu đảm bảo điều kiện pháp luật quy định: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Thời hạn cấp giấy phép là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nếu không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT: Phải có văn bản trả lời cơ sở kinh doanh và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết trong trường hợp này là 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Tương tự, Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên. Bạn đọc có thể tham khảo để biết được các loại giấy tờ, quy trình các bước cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp dạng này.
Theo Thông tư 23/2019/TT-BTC thì lệ phí là 300.000 đồng/lần.
- Theo Điều 32 Nghị định 96, việc tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng các điều kiện:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;
+ Có lý lịch rõ ràng theo xác nhận của UBND xã nơi thường trú;
+ Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận;
+ Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
+ Không sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
- Lưu ý khi sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ phải ký kết hợp đồng lao động đúng quy định.
Theo Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần lưu ý những mốc thời gian sau để thông báo với Công an về hoạt động của mình:
- Không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Gửi văn bản thông báo và Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện chế báo cáo định kỳ hàng quý (hoàn thành trong tuần cuối cùng của quý) cho cơ quan Công an trực tiếp quản lý.
- Không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động: Cung cấp các tài liệu sau cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
+ Danh sách những người làm việc trong cơ sở;
+ Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
+ Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có).
Trên đây là toàn bộ điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP mà Blog Codon.vn muốn thông tin đến bạn đọc. Một lần nữa, chúng tôi xin chú ý đến bạn, việc kinh doanh dịch vụ bảo vệ cần tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định, ngoài ra còn phải thực hiện các trách nhiệm trong việc tuyển chọn nhân sự, kinh doanh. Chính vì vậy, mọi cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đều phải nắm rõ quy định để thực hiện đúng.