Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo Luật kế toán 2015

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Cá nhân, tổ chức muốn cung cấp dịch vụ kế toán như lập báo cáo tài chính, làm kế toán, kế toán trưởng,.. thì có thể thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải tuân theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.

dieu kien kinh doanh dich vu ke toan

Cá nhân, doanh nghiệp nào được quyền kinh doanh dịch vụ kế toán theo Luật kế toán 2015

Mục Lục bài viết:
1. Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
2.1. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
2.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Câu hỏi liên quan.
4.1. Cá nhân làm dịch vụ kế toán được không?.
4.2. Có nên mở công ty dịch vụ kế toán không?.
4.3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

* Danh mục từ viết tắt

- DN: Doanh nghiệp

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân

- TNCN: Thu nhập cá nhân

- TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

1. Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 đưa ra cách hiểu về kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Việc kinh doanh dịch vụ kế toán phải đảm bảo các quy định pháp luật.

Theo quy ước chung, hộ gia đình được hiểu là một hoặc nhóm người sinh sống, ăn, ở cùng nhau. Khác với gia đình, các thành viên trong hộ gia đình có thể có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc cả 2. Chi tiết thông tin về hộ gia đình, bao gồm đặc điểm, cách thức phân loại đã được wikipedia.org tổng hợp trên bài viết này, mời bạn đọc tham khảo để biết thêm thông tin.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

2.1. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

Theo Điều 65 Luật Kế toán 2015, hộ kinh doanh không cần Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, mà vẫn được phép kinh doanh dịch vụ này khi đáp ứng 2 điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

DN muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải đảm bảo điều kiện:

- Thành lập theo đúng quy định pháp luật;

- Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

dieu kien kinh doanh dich vu ke toan 2

Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán được cấp giấy phép khi nào?

2.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

a. Thành lập theo đúng quy định pháp luật

- Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán gồm: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, DNTN hoặc công ty hợp danh.

- DN kinh doanh dịch vụ kế toán: Không được góp vốn để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập DN kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

b. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Căn cứ Điều 60 Luật Kế toán 2015 và Điều 26, Điều 27 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, đối với mỗi loại hình DN cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

* Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (1).

- Ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề.

- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty: phải là kế toán viên hành nghề.

- Đảm bảo tỷ lệ vốn góp như sau.

+ Tỷ lệ vốn góp của thành viên là tổ chức: Tối đa 35% vốn Điều lệ.

+ Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề: Ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty => Vốn góp phải chiếm trên 50% vốn Điều lệ.

* Công ty hợp danh

- Điều kiện (1) tương tự như công ty TNHH.

- Có ít nhất 02 thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;

- Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty: là kế toán viên hành nghề.

* Doanh nghiệp tư nhân

- Điều kiện (1) tương tự như công ty TNHH.

- Có ít nhất 02 kế toán viên hành nghề;

- Chủ DNTN là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

* Chi nhánh DN kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam

- Được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi DN nước ngoài đặt trụ sở chính.

- Có ít nhất 02 kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh.

- Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh: không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành DN khác tại Việt Nam;

- DN phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam gửi Bộ Tài chính.

dieu kien kinh doanh dich vu ke toan 3

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp, tổ chức

Tương tự, các cá nhân, tổ chức có mong muốn cung cấp dịch vụ bảo vệ cũng cần thỏa mãn các điều kiện cấp phép tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP về an ninh, trật tự với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ do Codon.vn biên tập, tổng hợp.

3. Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

BƯỚC 1: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp theo quy định của luật Doanh nghiệp.

Lưu ý, đăng ký mã ngành nghề hoạt động kinh doanh là mã 6920 - 69200: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế.

Nhóm này gồm:

- Ghi các giao dịch thương mại của DN và cá nhân;

- Các công việc chuẩn bị hoặc kiểm toán các tài khoản tài chính;

- Kiểm tra các tài khoản và chứng nhận độ chính xác của chúng;

- Chuẩn bị tờ khai thuế TNCN và TNDN;

- Hoạt động tư vấn và đại diện (trừ đại diện pháp lý) thay mặt khách hàng trước cơ quan thuế.

Loại trừ:

- Hoạt động chế biến dữ liệu và lập bảng được phân vào nhóm 63110 (Xử lý dữ liệu, cho thuê và hoạt động liên quan);

- Tư vấn quản lý như thiết kế hệ thống kiểm toán, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển quỹ được phân vào nhóm 70200 (Hoạt động tư vấn quản lý);

- Thu thập hối phiếu được phân vào nhóm 82910 (Dịch vụ hỗ trợ thanh toán, tín dụng).

BƯỚC 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Lưu ý: Chỉ có DN kinh doanh dịch vụ kế toán mới cần xin giấy này, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần giấy này.

- Theo Điều 61, 62 Luật Kế toán 2015 và Điều 4, 5 Thông tư 297/2016/TT-BTC, nội dung này được thực hiện như sau.

* Chuẩn bị hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

+ Các công ty: mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 297/2016/TT-BTC.

+ Chi nhánh DN nước ngoài: mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 297.

- Giấy chứng nhận đăng ký DN, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương (Bản sao chứng thực).

- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề (Bản sao chứng thực).

- HĐLĐ của DN với các kế toán viên hành nghề.

- Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty TNHH (ví dụ như xác nhận góp vốn).

- Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty TNHH.

- Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của DN nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ kế toán đối với chi nhánh DN tại Việt Nam.

Trong trường hợp muốn thành lập công ty TNHH cung cấp dịch vụ kế toán, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, bạn cần hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp trước đó và góp đủ vốn điều lệ theo quy định. Sau đây là chi tiết Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên mà bạn nên tham khảo để quá trình cấp phép thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng, dễ dàng.

* Nộp hồ sơ

- DN nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính để xin cấp giấy chứng nhận.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

* Bộ Tài chính xem xét, cấp giấy chứng nhận

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra, đối chiếu các quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Trường hợp đảm bảo quy định: Cấp Giấy chứng nhận.

- Trường hợp từ chối cấp: Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

dieu kien kinh doanh dich vu ke toan 4

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

4. Câu hỏi liên quan

4.1. Cá nhân làm dịch vụ kế toán được không?

- Theo Điều 58 Luật Kế toán 2015 thì cá nhân có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên có thể làm dịch vụ kế toán qua DN kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.

- Lưu ý, cá nhân này phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự;

+ Thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán: từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;

+ Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.

- Đồng thời, cá nhân phải đăng ký hành nghề, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

4.2. Có nên mở công ty dịch vụ kế toán không?

- Theo quy định của Luật Kế toán 2015 thì công ty hoặc hộ kinh doanh đều có thể kinh doanh dịch vụ kế toán.

+ Nếu mở công ty dịch vụ kế toán thì tương ứng với mỗi loại hình công ty phải đáp ứng điều kiện nhất định. Lưu ý, phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

+ Nếu mở hộ kinh doanh dịch vụ kế toán: Không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán; tuy nhiên cũng phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể.

=> Như vậy, việc có nên mở công ty dịch vụ kế toán hay không còn phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn. Bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, thủ tục tiến hành mở công ty cũng như cân đối khả năng tài chính, quản lý của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.

4.3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Theo Điều 3 Thông tư 271/2016/TT-BTC thì phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

- Cấp lần đầu 4 triệu đồng/lần thẩm định;

- Cấp điều chỉnh, cấp lại 2 triệu đồng/lần thẩm định.

- Cấp lại giấy chứng nhận do rách, hỏng, mất: Không thu phí.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo Luật kế toán 2015 mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Tương ứng với mỗi hình thức cơ sở kinh doanh dịch vụ kế toán thì pháp luật lại đặt ra những điều kiện khác nhau. Cá nhân, tổ chức có mong muốn kinh doanh, cung cấp dịch vụ này cầm nắm rõ các quy định pháp luật để thực hiện đúng.

Bài liên quan