Điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ

Hoạt động đo đạc và bản đồ là hoạt động đòi hỏi về nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, máy móc thiết bị xuất phát từ tính quan trọng của lĩnh vực này đối với đời sống xã hội. Điều này cũng là lý do để dẫn đến sự ra đời của quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ. Đây cũng là nội dung chính được Blog trên trang Codon.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây.

dieu kien kinh doanh dich vu do dac va ban do

Quy định mới về điều kiện và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ.
1.1. Tổ chức trong nước.
1.2. Nhà thầu nước ngoài.
2. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.
2.1. Chuẩn bị hồ sơ.
2.2. Nộp hồ sơ.
2.3. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định.
2.4. Cấp Giấy phép.
3. Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép.

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ.

Chủ thể kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ nếu thuộc danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 52 Luật Đo đạc và bản đồ 2018.

1.1. Tổ chức trong nước.

Tổ chức được cấp phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện:

- Về loại hình tổ chức: đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ / doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.

- Về nhân sự:

+ Người phụ trách kỹ thuật tối thiểu trình độ đại học chuyên ngành đo đạc và bản đồ, đồng thời có kinh nghiệm tối thiểu 05 năm đối với nội dung hoạt động mà tổ chức đề nghị cấp phép/ có chứng chỉ hành nghề hạng I và không được làm người phụ trách kỹ thuật của tổ chức khác.

+ Số lượng nhân viên kỹ thuật đáp ứng hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị đối với nội dung đề nghị cấp phép theo Phụ lục IB, Nghị định 136/2021/NĐ-CP, trong số số lượng nhân viên đó phải có tối thiểu 01 người đã có kinh nghiệm 05 năm đối với hoạt động đề nghị cấp phép.

- Về phương tiện, trang thiết bị công nghệ:

+ Phải phù hợp với định mức kinh tế- kỹ thuật để thực hiện các sản phẩm theo nội dung đề nghị cấp phép.

1.2. Nhà thầu nước ngoài.

- Khác với tổ chức trong nước, nhà thầu nước ngoài để được cấp giấy phép đo đạc và bản đồ thì cần đáp ứng đủ 02 điều kiện:

+ Trong quyết định trúng thầu hoặc được còn chọn thầu của chủ đầu tư có hoạt động đo đạc và bản đồ.

+ Có số lượng nhân viên kỹ thuật chất lượng, phương tiện, trang thiết bị công nghệ phù hợp với hồ sơ trúng thầu/được chọn thầu.

- Hoạt động đo đạc và bản đồ của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam sẽ có nhiều sự hạn chế hơn về cách tiếp cận và phạm vi hoạt động so với tổ chức Việt Nam.

Kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ không thuộc lĩnh vực xây dựng, mặc dù có thể trong hoạt động xây dựng có thực hiện việc đo đạc, chẳng hạn như đối với doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ khảo sát xây dựng

2. Thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Tổ chức trong nước có nhu cầu kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản độ theo thủ tục được quy định tại Nghị định 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2021/NĐ-CP), cụ thể như sau:

2.1. Chuẩn bị hồ sơ.

Thành phần hồ sơ tổ chức phải chuẩn bị bao gồm:

- Đơn đề nghị (Mẫu 04, Phụ lục IA, Nghị định 136).

- Nếu là doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Nếu là đơn vị sự nghiệp: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ.

- Bằng tốt nghiệp; bản khai quá trình công tác của người phụ trách kỹ thuật/chứng chỉ hành nghề hạng I; hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng; quyết định bổ nhiệm của người phụ trách kỹ thuật.

- Văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng của tất cả nhân viên kỹ thuật; bản khai quá trình công tác của tối thiểu một nhân viên kỹ thuật.

- Hóa đơn/giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tất cả các phương tiện, thiết bị, phần mềm, công nghệ; giấy kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện còn hiệu lực. Danh mục các phương tiện, thiết bị, phần mềm.

Lưu ý: Các giấy tờ được nộp là bản sao hoặc tệp tin chụp bản chính, trừ đơn đề nghị.

dieu kien kinh doanh dich vu do dac va ban do 2

Điều kiện hành nghề đo đạc địa chính là gì? Chi tiết quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty đo đạc theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP

2.2. Nộp hồ sơ.

- Các tổ chức do các cơ quan nhà nước quyết định thành lập; tổ chức thuộc cơ quan trung ương của tổ chức xã hội nghề nghiệp thì nộp hồ sơ tại Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

- Các doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức thành lập để hoạt động độc lập nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường).

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

- Phương thức: Trực tuyến/trực tiếp/qua đường bưu điện.

2.3. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra trong thời gian 02 ngày tính từ khi nhận hồ sơ, nếu đủ thì chuyển qua giai đoạn thẩm định hồ sơ; nếu chưa đủ, chưa đúng thì thông báo để tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

- Hình thức thông báo: Bằng văn bản / thư điện tử.

* Thẩm định hồ sơ.

- Nguyên tắc: Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan đó tiến hành thẩm định hồ sơ.

- Nội dung thẩm định: Tất cả các nội dung về điều kiện được ghi trong hồ sơ so với thực tế.

- Thời hạn thẩm định: 07 ngày làm việc đối với cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ tài nguyên và môi trường; 06 ngày làm việc đối với Sở Tài nguyên và môi trường, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Kết quả thẩm định: biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

2.4. Cấp Giấy phép.

- Chủ thể có thẩm quyền cấp: Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thời hạn: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.

3. Danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ phải có giấy phép.

Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc danh mục được quy định tại Điều 29, Nghị định 27/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2021/NĐ-CP) thì phải có giấy phép. Gồm 13 hoạt động như sau:

- Lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật-dự toán nhiệm vụ đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản, chuyên ngành.

- Xây dựng mạng lưới tọa độ, cao độ, trọng lực quốc gia, cơ sở chuyên ngành.

- Thu nhận, xử lý dữ liệu ảnh hàng không: từ tàu bay hoặc từ tàu bay không người lái.

- Xử lý dữ liệu ảnh viễn thám.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, thành lập bản đồ địa hình quốc gia.

- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500; 1: 1.000; 1: 2000 và 1:5.000

- Đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

- Đo đạc, thành lập bản đồ địa giới hành chính.

- Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính.

- Đo đạc, thành lập hải đồ.

- Đo đạc, thành lập bản đồ công trình.

Trong các hoạt động trên, chúng ta dễ bắt gặp hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính. Đó là hoạt động liên quan đến đất đai, bạn đọc có thể hiểu thêm về hoạt động này thông qua bài viết: Sang tên sổ đỏ có bắt buộc đo đạc lại không?

Trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ đo đạc và bản đồ, điều kiện về nhân sự là quan trọng nhất để quyết định đến sự ra đời và tồn tại của tổ chức kinh doanh, bên cạnh đó sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị sẽ giúp cho hoạt động đo đạc và bản đồ được diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Bài liên quan