Điều kiện kinh doanh chứng khoán theo Luật Chứng khoán 2019

Điều kiện kinh doanh chứng khoán

Điều kiện kinh doanh chứng khoán hay điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán là nội dung được đã có sự thay đổi theo Luật Chứng khoán 2019, điều này nhằm đảm bảo sự tương thích giữa quy định của pháp luật và thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.

dieu kien kinh doanh chung khoan

Điều kiện tự kinh doanh chứng khoán, thủ tục thành lập công ty kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật

Mục Lục bài viết:
1. Điều kiện kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.
1.1. Điều kiện về vốn.
1.2. Điều kiện về thành viên công ty.
1.3. Điều kiện về cơ cấu thành viên công ty chứng khoán.
1.4. Điều kiện về cơ sở vật chất.
1.5. Điều kiện về nhân lực.
1.6. Điều kiện về dự thảo điều lệ.
2. Điều kiện kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
3. Các vấn đề liên quan.
3.1. Ngân hàng có được phép kinh doanh chứng khoán không?
3.2. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty chứng khoán.
3.3. Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là gì?
3.4. Tự doanh chứng khoán là gì?

1. Điều kiện kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.

- Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các nghiệp vụ chứng khoán như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và các dịch vụ khác về chứng khoán.

- Công ty chứng khoán tồn tại dưới 02 loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. (Để hiểu thêm về 2 loại hình công ty chứng khoán này, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm).

- Công ty chứng khoán để được cấp giấy phép thành lập công ty và hoạt động kinh doanh chứng khoán phải đảm bảo 05 điều kiện được quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán 2019.

1.1. Điều kiện về vốn.

- Vốn là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để quyết định sự thành lập và duy trì hoạt động của công ty chứng khoán.

- Công ty chứng khoán phải đáp ứng số vốn điều lệ tối thiểu cho từng nghiệp vụ chứng khoán tương ứng tính theo tiền Việt Nam đồng.

+ Theo quy định tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, thì vốn điều lệ tối thiểu thấp nhất là nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán là 10 tỷ và cao nhất là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ.

Lưu ý: Nếu công ty kinh doanh nhiều nghiệp vụ thì vốn điều lệ tối thiểu được xác định là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ.

1.2. Điều kiện về thành viên công ty.

- Thành viên công ty chứng khoán bao gồm cổ đông, thành viên góp vốn.

- Thành viên công ty chứng khoán không được là cá nhân thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Nếu thành viên công ty là tổ chức, thì tổ chức phải có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp, kinh doanh có lãi trong 02 năm liền kề trước năm đề nghị cấp phép, báo báo cáo tài chính nằm gần nhất kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Thành viên công ty sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ; người có liên quan đến thành viên công ty (nếu có) sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán khác.

+ Người có liên quan được liệt kê tại Khoản 46, Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.

- Trường hợp thành viên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện đặc thù đối với chủ thể đặc biệt này được ghi nhận tại Điều 77 Luật Chứng khoán.

dieu kien kinh doanh chung khoan 2

Điều kiện thành lập công ty chứng khoán và các vấn đề pháp lý liên quan

1.3. Điều kiện về cơ cấu thành viên công ty chứng khoán.

- Công ty chứng khoán phải có ít nhất 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức.

+ Trường hợp công ty chứng khoán là công ty TNHH thì chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm/ngân hàng thương mại/tổ chức nước ngoài.

- Các tổ chức góp vốn phải chiếm ít nhất 65% vốn điều lệ, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại phải có ít nhất 30% vốn điều lệ.

1.4. Điều kiện về cơ sở vật chất.

- Đây là điều kiện cơ bản đối với mọi sự hình thành của các công ty, doanh nghiệp.

- Công ty chứng khoán phải có trụ sở làm việc, được bố trí, thiết kế không gian sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh.

- Phải có đủ cơ sở vật chất (bàn, ghế,..), kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ.

1.5. Điều kiện về nhân lực.

- Công ty chứng khoán phải có ít nhất 03 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán tương ứng với từng nghiệp vụ kinh doanh.

- Có ít nhất một nhân viên kiểm soát tuân thủ.

- Có giám đốc (Tổng giám đốc) đủ các tiêu chuẩn:

+ Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự/đang phạt tù/cấm hành nghề chứng khoán.

+ Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, tài chính ,kế toán, đầu tư.

+ Có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính/hành nghề quản lý quỹ.

+ Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan đến chứng khoán trong thời gian 06 tháng gần nhất.

1.6. Điều kiện về dự thảo điều lệ.

- Điều lệ công ty chứng khoán không được trái với quy định của pháp luật liên quan, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2020.

2. Điều kiện kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.

Nhìn chung, điều kiện mở công ty kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có nhiều nét tương đồng so với điều kiện cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán, do vậy, tại mục này, chỉ đưa ra các điều kiện khác biệt của công ty quản lý quỹ đầu tư, cụ thể:

- Về vốn điều lệ tối thiểu là 25 tỷ đồng.

- Cổ đông, thành viên góp vốn phải là chủ sở hữu của ít nhất 10% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ, người liên quan của họ (nếu có) chỉ được sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ khác.

- Nếu công ty quản lý quỹ là công ty TNHH thì công ty chứng khoán/ngân hàng thương mại/doanh nghiệp bảo hiểm/tổ chức nước ngoài là chủ sở hữu.

- Công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ và ít nhất 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ.

- Tổng giám đốc (giám đốc) phải có ít nhất 04 năm làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, tài chính ,kế toán, đầu tư.

Ngoài điều kiện kinh doanh chứng khoán của hai công ty nêu trên, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài, chi nhánh của công ty quản lý quỹ nước ngoài đặt tại Việt Nam cũng phải có điều kiện được quy định tại Điều 76 Luật Chứng khoán.

dieu kien kinh doanh chung khoan 3

Điều kiện để cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán của các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Bên cạnh kinh doanh chứng khoán, nhiều cá nhân/tổ chức cũng đang thử sức làm giàu với việc kinh doanh dịch vụ xác định giá đất. Điều kiện kinh doanh dịch vụ xác định giá đất là điều mà mọi người cần nắm rõ khi bắt đầu tiến hành công việc kinh doanh của mình.

3. Các vấn đề liên quan.

3.1. Ngân hàng có được phép kinh doanh chứng khoán không?

- Theo như quy định về điều kiện kinh doanh chứng khoán được nêu ở mục 1 và mục 2, thì ngân hàng, cụ thể là ngân hàng thương mại, được phép kinh doanh chứng khoán.

- Hình thức kinh doanh là góp vốn hoặc mua cổ phần. Trường hợp công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn thì ngân hàng thương mại được là chủ sở hữu.

3.2. Vốn điều lệ tối thiểu của công ty chứng khoán.

- Công ty chứng khoán có vốn điều lệ tối thiểu tương ứng với từng nghiệp vụ kinh doanh, trường hợp kinh doanh nhiều nghiệp vụ thì vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn của từng nghiệp vụ.

- Tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định số vốn điều lệ tối thiểu của công ty chứng khoán như sau:

+ Môi giới: 25 tỷ đồng.

+ Tự doanh: 50 tỷ đồng.

+ Bảnh lãnh phát hành: 165 tỷ đồng.

+ Tư vấn đầu tư: 10 tỷ đồng.

3.3. Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là gì?

- Rủi ro là sự tồn tại khách quan trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, tuy nhiên, đối với kinh doanh chứng khoán, người ta đặt vấn đề rủi ro lên hàng đầu bởi đây là ngành đầy biến động và việc dẫn đến các thua lỗ trong kinh doanh là cực kỳ nặng nề.

- Vấn đề rủi ro trong kinh doanh chứng khoán được nghiên cứu một cách nghiêm túc và có tính khoa học, có thể chia rủi ro thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống, trong đó:

+ Rủi ro hệ thống liên quan đến chính sách như chính sách tiền tệ, lạm phát, xuất, nhập khẩu, quan hệ quốc tế, các rủi ro khách quan của thị trường,...

+ Rủi ro phi hệ thống là các rủi ro thông tin, từ khách hàng, từ đạo đức kinh doanh, từ đối thủ trong kinh doanh,...

3.4. Tự doanh chứng khoán là gì?

- Tự doanh chứng khoán là một trong các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.

- Theo giải thích tại Điều 4 Luật Chứng khoán, tự doanh chứng khoán là "việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình".

- Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán chỉ được cấp phép khi công ty chứng khoán đã được thực hiện nghiệp vụ môi giới.

- Tự doanh chứng khoán cũng là cơ sở để công ty được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.

dieu kien kinh doanh chung khoan 4

Chi tiết điều kiện để tự kinh doanh chứng khoán

Các điều kiện kinh doanh chứng khoán được Blog Codon.vn chia sẻ chi tiết. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cần đảm bảo các yêu cầu về tài chính, năng lực quản lý, hoạt động kinh doanh, nhằm không chỉ cho ra đời mà còn phải duy trì quá trình hoạt động ổn định và có lợi nhuận.

Không chỉ kinh doanh chứng khoán, thẩm định giá cũng là ngành nghề kinh doanh mang lại loại nhuận cao, được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thông tin về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được đề cập tại bài viết này, mời bạn đọc tham khảo để biết thêm thông tin.

Bài liên quan