Trong số những ngành nghề phát triển nhất hiện nay không thể không nhắc đến thương mại điện tử. Đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chính vì vậy mà pháp luật đã quy định rất rõ về điều kiện hoạt động thương mại điện tử.
Điều kiện kinh doanh thương mại điện tử đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước
* Danh mục từ viết tắt.
- ĐKKD: Đăng ký kinh doanh.
- ĐKDN: Đăng ký doanh nghiệp.
- TMĐT: Thương mại điện tử.
- HĐTM: Hoạt động thương mại
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần/toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.
- Kinh doanh thương mại điện tử bao gồm có 02 hình thức và đều do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập, với mỗi hình thức khác nhau sẽ hướng đến những mục đích khác nhau:
(1) Đối với Website thương mại điện tử bán hàng: nhằm phục vụ cho hoạt động xúc tiến đến thương mại, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình.
(2) Đối với Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: nhằm cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành HĐTM.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm:
+ Sàn giao dịch thương mại điện tử
+ Website đấu giá trực tuyến
+ Website khuyến mại trực tuyến
+ Các loại website khác theo quy định của Bộ Công Thương.
Kinh doanh thương mại điện tử là gì? Tìm hiểu quy định mới về thương mại điện tử 2022
Chú ý: Thương mại điện tử (E-Commerce hay EC) được hiểu là hình thức kinh doanh trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và sự hỗ trợ của internet để thực hiện qua các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Để có thể hiểu rõ hơn về Thương mại điện tử và các thông tin có liên quan về định nghĩa, cách thức phân loại, ứng dụng kinh doanh, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết này trên wikipedia.org.
Được quy định tại Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 10 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, điều kiện đối với hoạt động thiết lập website TMĐT bán hàng bao gồm:
- Điều kiện 1: Cá nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT phải là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Điều kiện 2: Cá nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website TMĐT bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử theo quy định.
Điều kiện đối với thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT được quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 47/2014/TT-BTC như sau:
- Điều kiện 1: Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT phải là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề thành lập doanh nghiệp, mời bạn đọc tham khảo bài viết: "Hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng online"
- Điều kiện 2: Có đề án cung cấp dịch vụ và trong đề án đó phải nêu rõ được những nội dung như sau
+ Mô hình tổ chức hoạt động của website (hoạt động cung cấp, xúc tiến, tiếp thị, logistics đối với hàng hóa)
+ Phân định quyền, trách nhiệm giữa bên cung cấp dịch vụ - bên sử dụng dịch vụ.
- Điều kiện 3: Tổ chức, thương nhân thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT đã đăng ký thiết lập website theo quy định và đã được Bộ Công Thương xác nhận.
=> Như vậy, tùy vào từng hoạt động TMĐT khác nhau mà cá nhân, tổ chức, thương nhân cần phải đáp ứng những điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật như đã được nêu ở trên.
Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng, cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho các tổ chức, cá nhân khác
Tương tự, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (một lĩnh vực kinh doanh nhỏ trong ngành tư vấn tài chính) cũng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần có các tiêu chí nhất định thì mới được cấp phép đăng ký kinh doanh. Thông tin chi tiết về vấn đề này, bạn đọc có thể xem trong bài viết điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của Codon.vn.
Thủ tục đăng ký hoạt động TMĐT được quy định tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 85/2021/NĐ-CP:
Căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP, thủ tục thông báo thiết lập website TMĐT bán hàng được tiến hành như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thông báo gồm có:
(1) Tên miền của website TMĐT.
(2) Loại hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website TMĐT bán hàng
(3) Thông tin của thương nhân, tổ chức/cá nhân sở hữu website: tên đăng ký, địa chỉ trụ sở/địa chỉ thường trú.
(4) Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với thương nhân (số, ngày cấp, nơi cấp) hoặc quyết định thành lập của tổ chức (số, ngày cấp, đơn vị cấp) hoặc mã số thuế của cá nhân.
(5) Thông tin của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website: tên, chức danh, CMND/CCCD, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử.
(6) Các thông tin khác có liên quan theo quy định của Bộ Công Thương.
- Bước 2: Nộp hồ sơ.
Hồ sơ được nộp trực tuyến tại hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công thương. Bấm truy cập nhanh Tại đây.
Tổ chức, thương nhân truy cập vào đường link trên và sau đó tiến hành đăng nhập, khai báo đầy đủ những thông tin theo hướng dẫn của hệ thống. Khi đăng ký, chọn mục Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.
- Bước 3: Giải quyết.
Thời hạn: 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Thủ tục đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại điện tử
Đối với thương nhân, tổ chức khi đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT thì cần thực hiện các bước được quy định tại Điều 54 Nghị định 52/2013/NĐ-CP và khoản 19 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
(1) Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT.
(2) Bản sao từ sổ gốc/bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ sau: quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);
(3) Đề án cung cấp dịch vụ.
(4) Quy chế quản lý hoạt động của website.
(5) Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện chung (nếu có).
(6) Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
- Bước 2: Nộp hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký được nộp trực tuyến tại: Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ online.gov.vn
- Bước 3: Giải quyết.
Bộ Công thương phản hồi với thương nhân, tổ chức qua địa chỉ thư điện tử mà đã đăng ký:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ => Thương nhân, tổ chức gửi hồ sơ đăng ký bản giấy đến Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và xác nhận đăng ký.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ => Thương nhân, tổ chức tiến hành khai báo lại, bổ sung thông tin theo yêu cầu.
- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trên đây là điều kiện hoạt động thương mại điện tử mà Blog Codon.vn muốn chia sẻ với bạn đọc. Các cá nhân, tổ chức, thương nhân đủ điều kiện hoạt động thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.
Là lĩnh vực kinh doanh lợi nhuận cao, cần nhiều vốn đầu tư, kinh doanh bất động sản thu hút rất nhiều nhu cầu đầu tư của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nếu muốn hoạt động với quy mô lớn, chuyên nghiệp, các tổ chức cần thỏa mãn các yêu cầu cầu pháp luật. Thông tin về điều kiện kinh doanh bất động sản đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để xem thêm thông tin.