Việc cấp giấy phép xây dựng (GPXD) cho nhà ở hay các công trình xây dựng phải đảm bảo điều kiện theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật xây dựng sửa đổi bổ sung năm 2020. Chi tiết về điều kiện cấp giấy phép xây dựng sẽ được Blog Codon.vn chia sẻ ngay sau đây.
Điều kiện để cấp giấy phép xây dựng là gì? Chi tiết các thủ tục cấp giấy phép xây dựng cần thực hiện
- Theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì trừ những công trình được miễn GPXD, các công trình còn lại phải có GPXD.
- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm có:
+ Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
+ Công trình xây dựng tạm;
+ ...
Ngoài những công trình phải xin cấp giấy phép xây dựng ở trên, Luật xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 cũng quy định 09 loại công trình được xây dựng mà không cần giấy phép. Mời bạn đọc tìm đọc bài viết chia sẻ các loại công trình được miễn giấy phép xây dựng để có thêm nhiều thông tin cho mình.
Hiện nay, giấy phép xây dựng gồm có:
- Giấy phép xây dựng mới;
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
- Giấy phép di dời công trình;
- Giấy phép xây dựng có thời hạn.
Tham khảo quy định về cấp giấy phép xây dựng mới nhất
Theo Điều 91 Luật Xây dựng 2014, khoản 31 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019, việc cấp GPXD đối với công trình trong đô thị cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành => Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bảo đảm an toàn như sau: (1)
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
+ Bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa;
+ Bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định về thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (2).
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép: giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, giấy phép di dời công trình (3).
Theo quy ước, Luật đất đai được hiểu là điều luật được pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam được ban hành nhằm quy định và quản lý việc sử dụng đất đai. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, nội dung, quá trình sửa đổi Luật chi tiết, Codon.vn mời bạn tham khảo thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.
Theo Điều 92 Luật Xây dựng 2020 thì công trình không theo tuyến ngoài đô thị được cấp giấy phép xây dựng nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
- Đáp ứng điều kiện (1) (2) (3) tại mục 2.1.
Tìm hiểu điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành
Theo khoản 33 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì giấy phép xây dựng có thời hạn được cấp cho công trình đáp ứng các điều kiện chung và điều kiện riêng sau:
* Điều kiện chung
- Công trình thuộc các khu vực sau và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng => Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện.
- Phù hợp với quy mô công trình do UBND cấp tỉnh quy định cho từng khu vực.
Thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất.
- Chủ đầu tư cam kết tự phá dã công trình khi: Hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong GPXD và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất.
+ Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ.
+ Trường hợp quá thời hạn mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Điều kiện riêng
- Đối với nhà ở riêng lẻ.
Ngoài những điều kiện chung nêu trên, nhà ở riêng lẻ được cấp GPXD có thời hạn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
+ Điều kiện (1), (3) tại mục 2.1.
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng vật liệu xây dựng, công năng sử dụng. Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2... (khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014).
- Công trình không phải nhà ở riêng lẻ: Đáp ứng các điều kiện chung và điều (1) (2) (3) tại mục 2.1
* Lưu ý
- Gia hạn thời gian tồn tại của công trình:
+ Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong GPXD, mà quy hoạch xây dựng có điều chỉnh kéo dài kế hoạch thực hiện thì cơ quan đã cấp giấy phép sẽ thông báo về việc gia hạn thời gian tồn tại của công trình.
+ Nếu chủ đầu tư tiếp tục có nhu cầu xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo => Cấp GPXD có thời hạn theo thời hạn của quy hoạch xây dựng điều chỉnh.
- Công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng:
Nếu đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện => Không cấp GPXD có thời hạn cho việc xây dựng mới, chỉ cấp GPXD có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.
Theo Điều 93 Luật Xây dựng 2014, khoản 32 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì việc cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo điều kiện như sau:
* Nhà ở riêng lẻ tại đô thị: phải đáp ứng các điều kiện chung, điều kiện riêng sau đây.
- Điều kiện chung:
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
+ Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ đảm bảo quy định khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng.
+ Hồ sơ đề nghị cấp GPXD nhà ở riêng lẻ phù hợp với loại GPXD.
+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;...
Điều kiện riêng:
Chi tiết về điều kiện này, mời bạn đọc xem thêm tại bài viết "Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ" để có thêm thông tin.
Xin cấp phép công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ cần thỏa mãn điều kiện gì?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
- Thành phần hồ sơ: Tùy thuộc vào loại GPXD như GPXD mới; GPXD đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình hay GPXD đối với trường hợp di dời công trình mà thành phần hồ sơ gồm những giấy tờ khác nhau.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ.
Bước 2: Chủ đầu tư nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Theo Điều 103 Luật Xây dựng 2014 và khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 thì cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD tương ứng với mỗi trường hợp như sau:
- UBND huyện: Cấp GPXD đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn huyện.
- UBND tỉnh: Cấp GPXD đối với các công trình phải xin giấy phép trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND huyện.
UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, UBND huyện cấp GPXD thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng quy định pháp luật thì ghi giấy biên nhận;
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đáp ứng quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa và cấp giấy phép xây dựng
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.
- Sau đó tiến hành cấp giấy phép xây dựng đối với những trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Tương tự, Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định chi tiết về thủ tục, hồ sơ hưởng trợ cấp khi vợ sinh con cho lao động tham gia bảo hiểm xã hội là nam giới. Nếu chưa biết về quy định này, bạn có thể tham khảo link bài viết sau đây của Codon.vn để tìm câu trả lời.
Theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC thì lệ phí xin cấp giấy phép xây dựng là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Chính vì vậy mà tại mỗi tỉnh thành khác nhau thì lệ phí xin cấp GPXD là khác nhau. Ví dụ như:
- Tại Hà Nội: Lệ phí cấp GPXD nhà ở riêng lẻ là 75 nghìn đồng/giấy phép, GPXD công trình khác: 150 nghìn đồng/giấy phép, cấp lại hoặc gia hạn hoặc điều chỉnh GPXD: 15 nghìn đồng theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND.
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Lệ phí cấp GPXD nhà ở riêng lẻ là 75 nghìn đồng/giấy phép, GPXD công trình khác: 150 nghìn đồng/giấy phép, cấp lại hoặc gia hạn hoặc điều chỉnh GPXD: 15 nghìn đồng theo Nghị quyết 18/2017/NQ-HĐND.
- Việc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình hay chủ đầu tư có công trình cần xin giấy phép.
- Mọi người có thể xem xét về chi phí dịch vụ mình cần trả và những công việc được hỗ trợ khi xin giấy phép, ví dụ như:
+ Tổ chức làm dịch vụ sẽ tiến hành: Chuẩn bị và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan có thẩm quyền theo ủy quyền, theo dõi hồ sơ,... và trả kết quả là giấy phép xây dựng cho cá nhân, hộ gia đình, chủ đầu tư.
+ Bù lại, cá nhân, hộ gia đình, chủ đầu tư sử dụng dịch vụ phải mất một khoản chi phí tương ứng với những công việc được hỗ trợ nêu trên. Với mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng thì chi phí có thể khác nhau.
=> Do đó, cá nhân, hộ gia đình hay chủ đầu tư có nhu cầu và cảm thấy chi phí dịch vụ là hợp lý thì có thể sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ chi tiết thông tin về điều kiện cấp giấy phép xây dựng theoq uy định pháp luật cho mỗi loại công trình. Chủ đầu tư cần xem xét cụ thể công trình xây dựng cũng như giấy phép mà mình đề nghị cấp để tuân thủ các quy định đã đề ra.