Chứng chỉ hành nghề dược là giấy tờ pháp lý bắt buộc đối với người kinh doanh dược. Để được cấp chứng chỉ, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược được quy định tại Luật Dược năm 2016.
Làm chứng chỉ hành nghề dược cần những gì? Quy định về điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất 2022
* Danh mục từ viết tắt:
- ĐH: Đại học
- CĐ: Cao đẳng
- TC: Trung cấp
- KCB: Khám chữa bệnh
- CCHN: Chứng chỉ hành nghề.
- GCN: Giấy chứng nhận.
- TNHS: Trách nhiệm hình sự.
- BA, QĐ: Bản án, Quyết định.
Tại Điều 11, Luật Dược nêu rõ 03 vị trí việc làm phải có chứng chỉ hành nghề dược tương ứng với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dược như sau:
- Cơ sở kinh doanh dược: Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược.
- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Người phụ trách về bảo đảm chất lượng.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người phụ trách công tác dược lâm sàng. (Thông tin về định nghĩa, đặc điểm của dược lý lâm sàng đã được tổng hợp trên wikipedia.org, bạn đọc có thể bấm vào bài viết này tìm hiểu thêm).
Để được cấp Chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân phải đáp ứng 04 điều kiện được quy định tại tại Điều 13 Luật Dược 2016, cụ thể:
- Có một trong các văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn sau được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam:
+ Bằng tốt nghiệp ĐH ngành dược/y đa khoa/y học cổ truyền/sinh học/hóa học.
+ Bằng tốt nghiệp CĐ/TC ngành dược.
+ Bằng tốt nghiệp CĐ/TC ngành y;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
+ Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
+ Giấy chứng nhận về lương y/ lương dược/ bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày 01/01/2017.
- Văn bằng chuyên môn phải phù hợp với với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược.
Quy định về chuyên môn của người xin cấp chứng chỉ hành nghề dược
Liên quan đến lĩnh vực dược, y tế, Nghị định 54/2017/NĐ-CP cũng quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh dược đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc, cơ sở bán, bảo quản thuốc cổ truyền, dược liệu. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài chia sẻ điều kiện kinh doanh dược của chúng tôi.
- Các cơ sở dược được chấp nhận:
+ Cơ sở kinh doanh dược;
+ Bộ phận dược của cơ sở KCB;
+ Trường đào tạo chuyên ngành dược;
+ Cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
+ Cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
- Thời gian thực hành phải làm ở vị trí phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
- Thời gian thực hành cụ thể:
+ Người bị thu hồi CCHN dược theo Khoản 9, Điều 28 Luật Dược: Không cần điều kiện về thời gian thực hành.
+ Thạc sĩ, tiến sĩ dược/y/y học cổ truyền/hóa/sinh; chuyên khoa I hoặc chuyên khoa II: thời gian thực hành 06 tháng nếu là thạc sĩ hoặc chuyên khoa I; 01 năm nếu là tiến sĩ hoặc chuyên khoa 2, trừ trường hợp là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, tủ thuốc trạm y tế xã.
+ Đối với người có Giấy chứng nhận lương y thì thời gian thực hành được xác định theo quy định tại Thông tư 47/2018/TT- BYT, trong đó:
Người phụ trách chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc cổ truyền; người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược hoặc phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu phải có thời gian thực hành 01 năm.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán buôn, bán lẻ dược liệu có thời gian thực hành là 06 tháng;
Yêu cầu thời gian thực hành để đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược
Để chứng minh điều kiện về sức khỏe, cá nhân phải có GCN đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp (như bệnh viện cấp huyện, tỉnh hoặc trung ương).
- Đang bị truy cứu TNHS, đang chấp hành BA, QĐ của Tòa án.
- Trong thời gian bị cầm hành nghề, cấm làm những công việc liên quan đến dược theo BA, QĐ của Tòa án.
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Lưu ý:
- Điều kiện này được áp dụng đối với đề nghị xét duyệt và người tự nguyện xin cấp chứng chỉ theo hình thức thi.
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bên cạnh phải đáp ứng các điều kiện trên, còn phải đảm bảo điều kiện về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược.
Theo quy định tại Điều 23 Luật Dược, thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược được phân chia như sau:
- Cấp theo hình thức xét duyệt: Giám đốc Sở y tế.
- Cấp theo hình thức thi: Bộ trưởng Bộ Y tế.
Để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược, cá nhân phải chuẩn bị các loại giấy tờ được quy định tại Điều 24 Luật Dược (hướng dẫn chi tiết tại Điều 3, Nghị định 54/2017/NĐ-CP), cụ thể:
- Đơn đề nghị: Có ảnh chân dung chụp trong thời gian tối đa 06 tháng (Mẫu số 02, phụ lục I Nghị định 54).
- Văn bằng chuyên môn (bản sao có chứng thực).
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề.
- Giấy xác nhận thời gian thực hành do người đứng đầu cơ sở nơi thực hành cấp.
- CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao có chứng thực).
- Phiếu lý lịch tư pháp.
Xuất phát từ tính thực tế, hình thức xét duyệt phổ biến hơn hình thức thi, do vậy, thủ tục được hướng dẫn dưới đây là thủ tục xét duyệt.
Theo Điều 27, Luật Dược, cá nhân chỉ cần nộp một bộ hồ sơ đến Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau đó được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Thời hạn cấp là 20 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược năm 2022
Tương tự như ngành dược, kỹ sư xây dựng nếu muốn được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế, tư vấn thiết kế, thi công xây dựng cần được cấp chứng chỉ hành nghề. Thông tin về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, bạn đọc có thể bấm vào link bài viết để xem thêm.
Theo quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược, cũng như thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược được nêu ở mục 3, mục 5 thì pháp luật không quy định về Sở y tế nào được cấp chứng chỉ hành nghề dược (nơi thường trú, tạm trú hay nơi thuận lợi nhất).
Do vậy, người đề nghị có thể làm chứng chỉ hành nghề dược ở tỉnh khác nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Kể từ khi Sở y tế nhận đủ hồ sơ và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì thời gian cấp chứng chỉ hành nghề (cấp mới) được tính từ thời gian ghi trong Phiếu là 20 ngày. Đây là nội dung được quy định tại Điều 27 Luật Dược.
Các hành vi vi phạm điển hình về chứng chỉ hành nghề dược và mức xử phạt được quy định tại khoản 2, 3, Điều 52 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
- Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề.
- Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ.
→ Phạt tiền: Từ 05 triệu → 10 triệu đồng.
- Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề dược.
→ Phạt tiền: Từ 10 triệu → 20 triệu đồng.
Như vậy Blog Codon.vn đã cùng bạn tìm hiểu thông tin về Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược theo quy định của Luật dược 2016 và các văn bản pháp lý hiện hành. Dễ thấy, hoạt động hành nghề dược ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, do đó, việc đặt ra quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược là điều cần thiết, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và an toàn.