Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Không phải tất cả các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đều phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Vậy quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thế nào?

quy dinh ve chung chi hanh nghe hoat dong xay dung

Quy định về chứng chỉ hành nghề xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP

Mục Lục bài viết:
1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
2. Những trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
5. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
5.1. Chuẩn bị hồ sơ.
5.2. Nộp hồ sơ
5.3 Giải quyết hồ sơ.
5.4. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề.

1. Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?

- Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (chứng chỉ hành nghề) được quy định tại Khoản 1 Điều 149 Luật xây dựng 2014.

Theo đó chứng chỉ hành nghề được hiểu là một loại văn bản được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật với mục đích xác nhận năng lực hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân đó.

=> Những cá nhân khi có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) hoạt động xây dựng. Tuy nhiên đối với những cá nhân không có CCHN vẫn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm 03 hạng: hạng I, hạng II, hạng III.

- Hiệu lực của chứng chỉ hành nghề:

+ Đối với người Việt Nam: 05 năm kể từ khi được cấp lần đầu/điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ.

+ Đối với người nước ngoài: nhỏ hơn 05 năm và xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động/ thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Lưu ý: Hiện tại, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thường được cấp cho các kỹ sư xây dựng để thực hiện một/một số công việc nhất định của lĩnh vực xây dựng như tư vấn xây dựng, quản lý dự án, tính toán kết cấu và thi công công trình xây dựng,... Toàn bộ thông tin về đối tượng được cấp phép hành nghề xây dựng đã được wikipedia.org tổng hợp trong bài viết này, mời bạn đọc tham khảo, tìm hiểu.

2. Những trường hợp được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Căn cứ Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 63, các trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân gồm:

- Trường hợp 1: Cấp CCHN lần đầu, điều chỉnh hạng CCHN.

- Trường hợp 2: Gia hạn CCHN

- Trường hợp 3: Điều chỉnh, bổ sung nội dung CCHN

- Trường hợp 4: Cấp lại CCHN (do cũ, mất, hư hỏng, sai thông tin)

- Trường hợp 5: Cá nhân chuyển đổi CCHN

- Trong lĩnh vực xây dựng, những chức danh, cá nhân khi hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề gồm: giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì lập thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; tư vấn giám sát thi công xây dựng; chủ trì lập, thẩm tra và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

quy dinh ve chung chi hanh nghe hoat dong xay dung 2

Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP: các trường hợp được cấp phép

Tương tự, Luật xây dựng sửa đổi 2020 cũng quy định các loại công trình bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng và các công trình được miễn giấy phép. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm bài Những điểm mới về giấy phép xây dựng của Codon.vn.

3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Tại Điều 64 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thẩm quyền cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng thuộc về những cơ quan sau:

- Hạng I: Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (UBND cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).

- Hạng II, III: Sở xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (cấp cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình).

=> Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động được quy định dựa vào loại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

4. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Trong lĩnh vực xây dựng, khi các cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Theo đó, các điều kiện mà cá nhân cần phải đáp ứng để được cấp CCHN là:

Điều kiện 1:

- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Có giấy tờ xác nhận cư trú hợp pháp/giấy phép lao động tại Việt Nam (người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Điều kiện 2:

- Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp.

- Thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp, tùy thuộc vào từng loại chứng chỉ:

+ Hạng I: từ 07 năm trở lên

+ Hạng II: từ 04 năm trở lên.

+ Hạng III: từ 02 năm trở lên (cá nhân có trình độ đại học); từ 03 năm trở lên (cá nhân có trình độ trung cấp/cao đẳng).

- Điều kiện 3: Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

quy dinh ve chung chi hanh nghe hoat dong xay dung 3

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng I, II, III

=> Ngoài những điều kiện chung được nêu ở trên, các cá nhân còn đáp ứng các điều kiện về chuyên môn phù hợp với từng lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ.

Liên quan đến việc khởi công công trình xây dựng, Luật xây dựng sửa đổi 2020 cũng quy định chi tiết các điều kiện cần để công trình được phép thi công. Để tìm hiểu chi tiết vấn đề này, bạn đọc có thể xem thêm trong bài Điều kiện khởi công xây dựng công trình trong chủ đề xây dựng của Codon.vn.

5. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được tiến hành theo quy định của pháp luật, cụ thể tại các điều 76, 80 của Nghị định 15/2021/NĐ-CP:

5.1. Chuẩn bị hồ sơ.

Cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm những loại giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị theo mẫu 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

(2) 02 ảnh 4 x 6 cm.

(3) Văn bằng do cơ sở đào tạo cấp theo quy định của pháp luật (đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp → phải hợp pháp hóa + có bản dịch sang tiếng Việt có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật)

(4) Giấy tờ xác nhận về nơi ở hợp pháp/giấy phép lao động hợp pháp (đối với cá nhân là người nước ngoài).

(5) Kết quả sát hạch đạt yêu cầu bản sao (nếu có trước ngày nộp hồ sơ).

(6) Các giấy tờ khác liên quan: quyết định phân công công việc, văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư, hợp đồng + biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai (cá nhân hành nghề độc lập).

5.2. Nộp hồ sơ.

- Địa điểm nộp: Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền:

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng;

+ Sở xây dựng, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

- Hinh thức nộp: trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, qua đường bưu điện, trực tuyến qua mạng.

5.3. Giải quyết hồ sơ.

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối với những hồ sơ chưa hợp lệ => cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản (01 lần) tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ 05 ngày làm việc.

- Đối với cá nhân chưa có kết quả sát hạch thi + đã nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ => thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày có kết quả sát hạch.

5.4. Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề.

- Căn cứ số thứ tự 03 Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư 120/2021/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 4 Thông tư 172/2016/TT-BTC, lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá nhân là 150 nghìn đồng/chứng chỉ.

Quy định của pháp luật về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình nâng cao chất lượng trong hoạt động xây dựng cũng như công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này. Các cá nhân cần nắm rõ quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được Blog Codon.vn chia sẻ để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng theo đúng quy định.

Bài liên quan