Đi xe không chính chủ: Khi nào thì bị phạt? Bao nhiêu tiền?

Đi xe không chính chủ: Khi nào thì bị phạt? Bao nhiêu tiền?

Lỗi "đi xe không chính chủ" là lỗi vi phạm khiến nhiều người hiểu lầm và gây hoang mang khi sử dụng xe mượn. Thông qua bài viết đi xe không chính chủ: Khi nào thì bị phạt? Bao nhiêu tiền? dưới đây, chúng tôi sẽ giúp độc giả hiểu đúng hơn về trường hợp bị phạt khi đi xe không chính chủ và mức phạt tiền đối với hành vi đó.

di xe khong chinh chu khi nao thi bi phat bao nhieu tien

Xe không chính chủ là gì? Đi xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 100/2019

Mục Lục bài viết:
1. Như thế nào là xe không chính chủ?
2. Đi xe không chính chủ: Khi nào bị phạt?
3. Đi xe không chính chủ: Phạt bao nhiêu tiền?
4. Các câu hỏi được quan tâm?
4.1. Đi xe mượn từ bạn bè, người thân có bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ không?
4.2. Thời hạn làm thủ tục đăng ký sang tên xe là bao lâu?
4.3. Thủ tục đăng ký sang tên xe máy như thế nào?

1. Như thế nào là xe không chính chủ?

Xe không chính chủ được xác định khi:

- Cá nhân mua, được cho, tặng; được phân bổ; điều chuyển; được thừa kế xe mà không thực hiện thủ tục đăng ký sang tên xe.

- Tức là, cá nhân không làm thủ tục để chuyển tên trong Giấy đăng ký xe thành tên của mình.

2. Đi xe không chính chủ: Khi nào thì bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 80, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh hành vi vi phạm về lỗi đi xe không chính chủ được thực hiện qua 02 cách:

- Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông.

- Qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi được tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế sẽ bị xử phạt thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe.

di xe khong chinh chu khi nao thi bi phat bao nhieu tien 2

Đi xe không chính chủ có bị phạt không? Bị phạt khi nào?

Trường hợp cho người khác mượn xe khi chưa đủ điều kiện tham gia giao thông (chưa đủ tuổi, đủ điều kiện sức khỏe), chủ xe có thể bị xử phạt hành chính + xử lý hình sự theo quy định. Để có nhiều thông tin hơn về vấn đề này, Codon.vn mời bạn tham khảo bài cho người khác mượn xe, chủ xe bị phạt trong trường hợp nào? của chúng tôi.

3. Đi xe không chính chủ: Phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền áp dụng đối với lỗi đi xe không chính chủ là:

- Đối với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:

+ Từ 400.000 đồng → 600.000 đồng (cá nhân)

+ Từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng (tổ chức)

- Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng và các loại xe tương tự ô tô:

+ Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (cá nhân)

+ Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (tổ chức)

Lưu ý: Khác với xe gắn máy, xe ô tô được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ, kích thước, động cơ xe và mục đích sử dụng của xe. Để có thể nắm bắt được các cách phân loại xe ô tô, các loại xe ô tô phổ biến, bạn đọc có thể xem thêm thông tin trên wikipedia.org qua bài viết này.

4. Các câu hỏi được quan tâm?

4.1. Đi xe mượn từ bạn bè, người thân có bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ không?

Câu trả lời: Không.

Trường hợp là xe mượn hợp pháp không áp dụng việc xử phạt với lỗi đi xe không chính chủ.

Theo quy định, lỗi đi xe không chính chủ là là lỗi không thực hiện việc sang tên trên Giấy đăng ký xe trong trường hợp xe được tặng, cho, điều chuyển, phân bổ, thừa kế.

Khi đi xe mượn, người điều khiển cũng cần phải có đầy đủ các giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký xe (của chủ xe).

- Giấy phép lái xe.

- Bảo hiểm xe.

- Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD).

- Giấy đăng kiểm (đối với ô tô).

di xe khong chinh chu khi nao thi bi phat bao nhieu tien 3

Mượn xe của người khác đi có bị phạt không? Mức xử phạt lỗi xe không chính chủ mới nhất

4.2 .Thời hạn làm thủ tục đăng ký sang tên xe là bao lâu?

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 6, Thông tư 58/2020/TT-BCA, thời hạn làm thủ tục đăng ký sang tên xe được xác định như sau:

- Thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu khi mua xe, tặng cho, phân bổ, điều chuyển, thừa kế

4.3. Thủ tục đăng ký sang tên xe máy như thế nào?

Đối với bên bên bán, bên tặng cho, bên điều chuyển, phân bổ

Thực hiện nộp giấy chứng nhận đăng ký xe cho cơ quan. Sau đó, cán bộ, chiến sĩ tiếp nhận và thu hồi giấy đăng ký xe theo quy định.

Bên mua, nhận tặng cho, điều chuyển, phân bổ:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ cho Phòng cảnh sát giao thông hoặc Công an cấp huyện.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký xe.

- Chứng từ lệ phí trước bạ.

- Giấy tờ chứng minh chuyển quyền sở hữu xe.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.

Bước 2: Cơ quan công an tiếp nhận hồ sơ và giải quyết.

Thời hạn là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ người mua xe, nhận tặng cho xe,...

Để nắm rõ hơn về trình tự các bước cần thực hiện để sang tên đổi chủ cho xe máy, ô tô, bạn đọc có thể tham khảo trong bài thủ tục sang tên xe cùng tỉnh, khác tỉnh của Codon.vn.

Trên đây là những thông tin liên quan vấn đề đi xe không chính chủ: Khi nào thì bị phạt? Bao nhiêu tiền? do Blog Codon.vn tổng hợp. Cá nhân điều khiển phương tiện không chính chủ cần nắm rõ để tránh tình trạng lo lắng và chủ động trong việc thực hiện sang tên, đổi chủ, tránh bị phạt tiền không đáng có.

Bài liên quan