Chủ xe là người đứng tên trong giấy đăng ký xe và là người có quyền sở hữu đối với phương tiện. Trong một số trường hợp, việc cho người khác mượn xe, chủ xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vậy cho người khác mượn xe, chủ xe bị phạt trong trường hợp nào?
Có nên cho người khác mượn xe không?Những trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức là chủ phương tiện sẽ bị xử phạt trong các trường hợp sau:
Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.
Cụ thể:
- Người mượn chưa đủ độ tuổi.
+ Từ đủ 16 tuổi trở lên: Lái xe gắn máy dung tích xi lanh dưới 50cm3
+ Từ đủ 18 tuổi: Lái xe mô tô hai bánh dung tích xi lanh từ 50cm3 - dưới 175cm3 (Giấy phép hạng A1); xe mô tô hai bánh dung tích xi lanh 175cm3 trở lên (Giấy phép hạng A2); xe mô tô 03 bánh.
+ Từ đủ 18 tuổi: Lái xe ô tô chở đến 9 người, xe ô tô tải, xe máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. Giấy phép lái xe hạng B1
+ Từ đủ 21 tuổi: Lái xe hạng FB2, xe ô tô tải, xe máy kéo có trọng tải 3.500 kg trở lên. Giấy phép lái xe hạng C, FB2
+ Từ đủ 24 tuổi: Lái xe ô tô chở người 10-30 chỗ; lái xe FC. Giấy phép lái xe hạng D
+ Từ đủ 27 tuổi: Lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ (tuổi tối đa là 50 đối với nữ, 55 đối với nam), lái xe FD. Giấy phép lái xe hạng E, FE.
Quy định chi tiết về các loại bằng lái xe, thời hạn sử dụng cho từng loại phương tiện đã được chia sẻ chi tiết trên wikipedia.org, bạn đọc có thể xem thêm qua bài viết này để có thêm thông tin.
- Người mượn không đủ sức khỏe. Ví dụ: Rối loạn tâm thần mãn tính, rối loạn nhận biết 03 màu đỏ, vàng, xanh lá cây,....(Theo Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT).
- Người mượn không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp. (kể cả trường hợp có nhưng hết hạn hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng).
Cho người khác mượn xe, chủ xe bị phạt trong trường hợp nào? Quy định xử phạt khi giao xe cho người không đủ điều kiện Nghị định 100
Thông tin về mức xử phạt hành vi tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể xem thêm trong nội dung bài viết mức phạt khi quên mang hoặc không có Giấy phép lái xe để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này.
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng (cá nhân), từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng (tổ chức).
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày.
- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (cá nhân), từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (tổ chức).
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tạm giữ phương tiện trong thời hạn 07 ngày.
Thông tin chi tiết về mức xử phạt khi tham gia giao thông chưa đủ tuổi đã được Codon.vn chia sẻ trong bài mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe mô tô, xe gắn máy. Mời bạn đọc tham khảo để biết quy định pháp luật về độ tuổi đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ.
Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông mà gây ra ra thiệt hại cho người khác như làm chết người, gây thương tích, thì sẽ có thể chịu hình phạt lên đến 07 năm tù, bị phạt tiền từ 10.000.000 → 30.000.000 đồng.
Những trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe
Đáp án cho câu hỏi cho người khác mượn xe, chủ xe bị phạt trong trường hợp nào đã được Blog Codon.vn chia sẻ. Như vậy, việc cho người khác mượn xe đôi khi sẽ dẫn đến những hậu quả bất lợi đối với người chủ phương tiện, do vậy, chủ phương tiện cần cân nhắc và cho mượn đối với những người có đủ điều kiện điều khiển theo quy định của pháp luật.