Số lượng cây cần sa được trồng là một trong các căn cứ để xác định một người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây cần sa hay không? Vậy trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị bắt? Đây là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm trong thời gian gần đây.
Trồng thuốc phiện có bị xử lý hình sự không? Quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo Luật hình sự 2015
- Trồng cây cần sa hay trồng tất cả các cây có chứa chất ma túy khác là hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Phòng, chống ma túy 2021.
Vì vậy, người trồng cây cần sa là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng trách nhiệm pháp lý phù hợp với tính chất của hành vi.
Lưu ý: Cây cần sa, cây anh túc, cây thuốc phiện, cây côca,..., đều là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất ma túy, một chất gây hưng phấn cho thần kinh và mang đến cảm giác dễ chịu. Nếu muốn tìm hiểu thêm về ma túy, cách phân loại, cách dùng và những tác hại, hệ lụy đối với sức khỏe, bạn đọc có thể bấm xem thêm trong nội dung bài viết này trên wikipedia.org.
- Người trồng cây cần sa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức xử phạt cao nhất là 10 triệu đồng.
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sư theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Để nắm bắt chi tiết các trường hợp cấu thành tội phạm, bạn đọc có thể xem trong bài trồng cây cần sa có bị đi tù không của Codon.vn.
Theo đó, người trồng cây cần sa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là 07 năm tù.
Trồng cây thuốc phiện, cần sa bị xử lý thế nào? Quy định xử phạt tội trồng cây cần sa theo quy định mới nhất
- "Bị bắt" hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng với người trồng cần sa ít nhất 500 cây, tức là, nếu trồng từ 500 cây trở lên thì người trồng sẽ bị bắt, không phân biệt mục đích, kết quả của việc có thu hoạch được hay không.
Đây là nội dung được nêu dựa trên căn cứ pháp lý tại Khoản 1, Điều 247 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
- Số lượng cây cần sa không chỉ quyết định đến việc cấu thành tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy mà còn là tình tiết tăng nặng khung hình phạt, theo đó, nếu trồng với số lượng trên 3000 cây thì người trồng sẽ bị phạt tù từ 03 - 07 năm.
- Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trồng cây cần sa, thì người trồng cây chỉ cần thực hiện hành vi trồng là đã bị xử phạt, không phụ thuộc vào số lượng cây. Do đó, nếu trồng 01 cây cần sa, trước hết, cá nhân người trồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Căn cứ quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự, trồng 01 cây cần sa có thể bị bắt nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Người trồng cần sa đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
+ Người trồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trồng cần sa mà còn vi phạm.
+ Người trồng đã bị kết án về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, chưa được xóa án tích mà vẫn vi phạm.
Trồng 1, trồng 2 cây cần sa có bị bắt không? Trồng bao nhiêu cây thuốc phiện thì bị khởi tố
Băn khoăn về việc trồng bao nhiêu cây cần sa thì bị bắt? của bạn đọc đã được Blog Codon.vn giải đáp. Qua những phân tích ở trên, có thể thấy, hành vi trồng cây cần sa với số lượng ít nhất cũng bị pháp luật xử phạt vi phạm hành chính. Đây cũng chính là tiền đề để xác định việc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu còn vi phạm. Vì vậy, người dân không nên trồng cây cần sa trong bất cứ trường hợp nào, nhằm mục đích gì, chủ động tuân thủ quy định của pháp luật.
Tương tự, tội mượn tiền không trả cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn 4 yếu tố quy định tại Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017. Nội dung về vấn đề này đã được Codon.vn chia sẻ trong bài Mượn tiền không trả phạm tội gì? có bị đi tù không, mời bạn đọc tham khảo để có thêm thông tin.