Công chức là gì? Quy định về ngạch công chức

Công chức là gì? Quy định về ngạch công chức

Theo quy định của pháp luật, công chức khi đáp ứng đủ điều kiện, trải qua quá trình thi cử, học tập, làm việc thì sẽ được bổ nhiệm vào ngạch công chức phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của mình. Như vậy, có thể hiểu "Công chức là gì? Quy định về ngạch công chức" ra sao?

cong chuc la gi quy dinh ve ngach cong chuc

Công chức là gì? Ngạch công chức được quy định như thế nào?

Mục Lục bài viết:
1. Công chức là gì?
2. Quy định về ngạch công chức.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Nâng ngạch công chức phải đáp ứng những điều kiện gì?
3.2. Khi nào chuyển ngạch công chức?

1. Công chức là gì?

- Tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định:

Công chức được hiểu là công dân Việt Nam và được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và những cơ quan khác theo quy định của pháp luật.

- Để trở thành công chức thì cần phải đáp ứng những điều kiện dự thi công chức mà pháp luật quy định như: phải là công dân Việt Nam, được tuyển dụng/được cơ quan cấp trên có thẩm quyền bổ nhiệm; việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua: xét tuyển hoặc thi tuyển.

- Ví dụ về công chức: Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chánh án, Chủ tịch UBND cấp huyện.

2. Quy định về ngạch công chức.

Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định: "Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức".

=> Như vậy, ngạch công chức được dùng để chỉ thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn của công chức. Ngạch công chức là cơ sở để cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm nhân sự vào từng vị trí việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, trình độ.

- Ngạch công chức theo quy định tại Điều 42 Luật Cán bộ, công chức gồm có:

(1) Chuyên viên cao cấp và tương đương.

(2) Chuyên viên chính và tương đương.

(3) Chuyên viên và tương đương.

(4) Cán sự và tương đương.

(5) Nhân viên.

(6) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ.

- Về việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, người được bổ nhiệm, người bổ nhiệm phải đáp ứng những điều kiện sau:

+ Đối với người được bổ nhiệm: phải đảm bảo có đầy đủ những tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch.

+ Đối với người bổ nhiệm: phải đúng thẩm quyền, bảo đảm về cơ cấu công chức của quan, đơn vị, tổ chức khi tiến hành bổ nhiệm công chức.

- Những trường hợp thực hiện bổ nhiệm vào ngạch công chức:

TH1: Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự theo quy định của pháp luật.

TH2: Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch.

TH3: Công chức chuyển sang ngạch tương đương theo quy định của pháp luật.

cong chuc la gi quy dinh ve ngach cong chuc 2

Ngạch công chức là gì? Có mấy loại? Điều kiện nâng ngạch công chức được quy định như thế nào?

3. Câu hỏi liên quan.

3.1. Nâng ngạch công chức phải đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, đối với công chức được nâng ngạch công chức thì cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Về mức độ hoàn thành công việc: được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề dự thi nâng ngạch.

- Về phẩm chất, đạo đức: có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và không bị xử lý kỷ luật, không đang trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của pháp luật.

- Về năng lực, trình độ chuyên môn: có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm được vị trí tương ứng.

- Về văn bằng, chứng chỉ: đáp ứng đủ những yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và những yêu cầu khác theo quy định của ngạch dự thi đó.

- Về thời gian công tác tối thiểu: đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu tùy thuộc vào từng ngạch công chức.

3.2. Khi nào chuyển ngạch công chức?

Tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì công chức được chuyển ngạch khi: Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.

- Khi chuyển ngạch công chức thì công chức đó cũng phải đáp ứng đủ những điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phải phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

* Lưu ý: khi chuyển ngạch công chức không được thực hiện nâng ngạch, nâng lương.

Như vậy, Blog Codon.vn đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: công chức là gì? Quy định về ngạch công chức. Qua đây, sẽ có những phương hướng phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của nước ta. Liên quan đến vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết quy định về tuyển dụng công chức mà chúng tôi đã chia sẻ.

Bài liên quan