Nghị định 89/2021 về chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức, từ 18/10/2021

Nghị định 89/2021 về chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức

Nghị định 89/2021 về chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức được ban hành ngày 18/10/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý một số điểm mới của Nghị định 89/2021 sau đây để thực hiện.

nghi dinh 89 2021 ve chung chi boi duong voi cong chuc vien chuc

Cập nhật nội dung, điểm mới của nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021

Mục Lục bài viết:
1. Thay đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học từ 10/12/2021.
3. Giảm thời gian bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.
4. Quy định mới chứng chỉ bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức.

* Danh mục từ viết tắt

- CB: Cán bộ.

- CC: Công chức.

- VC: Viên chức.

1. Thay đổi hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

- Theo quy định cũ, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng theo các hình thức sau:

+ Tập sự.

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

- Tuy nhiên, Nghị định 89/2021 lại có thay đổi về hình thức bồi dưỡng, cụ thể có 4 hình thức bồi dưỡng như sau:

+ Theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ Theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

+ Theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

+ Theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, kể từ ngày 10/12/2021 Nghị định 89 có hiệu lực thi hành thì không còn hình thức bồi dưỡng tập sự, bồi dưỡng theo chuyên ngành bắt buộc hàng năm. CB, CC, VC áp dụng các hình thức bồi dưỡng mới.

nghi dinh 89 2021 ve chung chi boi duong voi cong chuc vien chuc 2

Nghị định 89/2021 của Chính phủ Sửa đổi Điều 15, Điều 16, Điều 17 về chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức của Nghị định 101/2017/NĐ-CP

Lưu ý: Hiện tại, việc bồi dưỡng nghiệp vụ, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại Việt Nam và các quy định về nghĩa vụ, quyền hạn thực hiện công vụ được quy định theo Bộ luật Cán bộ, Công chức năm 2008. Những thong tin về bố cục, nội dung cơ bản của bộ luật này đã được wikipedia.org tổng hợp, mời bạn click vào bài viết này để tìm hiểu thêm.

2. Công chức, viên chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học từ 10/12/2021

- Trước đây, theo khoản 5 Điều 16 Nghị định 101 thì công chức, viên chức phải bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

- Tuy nhiên, khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP đã sửa đổi quy định này, không còn yêu cầu phải bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Thay vào đó, công chức, viên chức chỉ cần bồi dưỡng 04 nội dung sau:

(1) Lý luận chính trị.

(2) Kiến thức quốc phòng và an ninh.

(3) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

(4) Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, kể từ ngày 10/12/2021 công chức, viên chức không cần phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Đây cũng là một điểm mới nổi bật của Nghị định 89/2021/NĐ-CP mà các đối tượng cần lưu ý.

Trên thực tế, nhiều công chức, viên chức cũng đồng thời đứng trong hàng ngũ của Đảng. Họ là Đảng viên, phải tuân thủ theo Quy định 37-QĐ/TW: 19 điều đảng viên không được làm.

3. Giảm thời gian bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức

* Bồi dưỡng ngạch công chức

- Quy định cũ (Điều 17 Nghị định 101): Tối thiểu 06 tuần, tối đa 08 tuần.

Áp dụng cho bồi dưỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương.

- Quy định mới (khoản 4 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP):

+ Ngạch chuyên viên và tương đương: Tối đa 04 tuần.

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa 06 tuần.

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa 08 tuần.

* Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

- Quy định cũ: thời gian tối thiểu 06 tuần, tối đa 08 tuần.

- Quy định mới: thời gian tối đa là 06 tuần.

nghi dinh 89 2021 ve chung chi boi duong voi cong chuc vien chuc 3

Quy định Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 về thời gian bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức

* Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm

- Quy định cũ:

+ Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý: Tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần

+ Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp xã: Tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần.

+ Vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: Tối đa là 01 tuần.

- Quy định mới:

+ Lãnh đạo, quản lý: Tối đa là 02 tuần.

+ Vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ: Mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

+ Cán bộ, công chức cấp xã: Mỗi chương trình tối đa 01 tuần.

=> Như vậy, về cơ bản thời gian bồi dưỡng các chức danh cũng như bồi dưỡng về yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của Nghị định 89 đã giảm so với Nghị định 101 trước đây.

4. Quy định mới chứng chỉ bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức

- Nghị định 89/2021/NĐ-CP không liệt kê các chứng chỉ bồi dưỡng CB, CC, VC như Nghị định 101.

Thay vào đó, Nghị định mới đề cập đến các nội dung về chứng chỉ chương trình bồi dưỡng gồm có:

- Nơi cấp chứng chỉ: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

- Chứng chỉ hành nghề được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.

- Phạm vi sử dụng chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã: toàn quốc.

Như vậy, từ ngày 10/12/2021, một số nội dung về chứng chỉ bồi dưỡng với công chức, viên chức sẽ áp dụng theo Nghị định 89/2021. Cán bộ, công chức, viên chức cần lưu ý những điểm thay đổi nổi bật trong bài viết này của Blog Codon.vn để thực hiện đúng quy định.

Liên quan đến cán bộ, công chức; bên cạnh những quy định về chứng chỉ bồi dưỡng, vấn đề nâng lương, nâng lương trước thời hạn cũng được nhiều người quan tâm. Bạn đọc theo dõi bài viết Điều kiện nâng lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức để biết thêm thông tin chi tiết.

Bài liên quan