Chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP

Chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ

Chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ hiện nay được thực hiện theo nội dung tại Nghị định 72/2020/NĐ-CP. Theo đó, có nhiều chế độ như phụ cấp chức vụ, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần,... Tương ứng với mỗi chế độ, pháp luật lại có quy định cụ thể về điều kiện, mức hưởng khác nhau.

che do phu cap tro cap voi dan quan tu ve

Chế độ, chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP và Luật dân quân tự vệ 2009.

Mục Lục bài viết:
1. Dân quân tự vệ là gì?
2. Các chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ..
2.1. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ.
2.2. Phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần.
2.3. Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
2.4. Phụ cấp thâm niên.
2.5. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển.
2.6. Trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực.
3. Câu hỏi liên quan.
3.1. Phụ cấp Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ là bao nhiêu?
3.2. Phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022 có gì thay đổi?

* Danh mục từ viết tắt:

- BCH: Ban chỉ huy.

1. Dân quân tự vệ là gì?

Theo Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế gọi là tự vệ.

Thành phần của dân quân tự vệ gồm có:

- Dân quân tự vệ tại chỗ.

- Dân quân tự vệ cơ động.

- Dân quân thường trực.

- Dân quân tự vệ biển.

- Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Bên cạnh khái niệm dân quân tự vệ, các thông tin về lịch sử hình thành, vai trò, nhiệm vụ, cách thức tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ cũng được chia sẻ chi tiết trên cổng Bách khoa toàn thư wikipedia.org. Bạn đọc có thể bấm vào bài viết này để có thêm thông tin.

2. Các chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ

2.1. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ

Dựa vào quy định tại Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, phụ cấp chức vụ này được chi trả theo tháng, mức hưởng từ 149.000 đồng/tháng đến 357.600 đồng/tháng, cụ thể như sau:

che do phu cap tro cap voi dan quan tu ve 2

Mức phụ cấp Dân quân tự vệ năm 2022 theo Nghị định 72/2020/NĐ-CP

2.2. Phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần

Dựa vào quy định tại Điều 8 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần

áp dụng với Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã và thôn đội trưởng như sau.

a. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã

* Phụ cấp hàng tháng

- Cơ sở pháp lý:

+ Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 72 và điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 thì Phó Chỉ huy trưởng BCH quân sự xã là người hoạt động không chuyên trách.

+ Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP, phụ cấp của người hoạt động không chuyên trách ở xã được trả theo hình thức khoán quỹ phụ cấp trên mức lương cơ sở.

+ Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng.

- Mức phụ cấp:

Từ những căn cứ nêu trên, mức phụ cấp hàng tháng đối với Phó Chỉ huy trưởng BCH quân sự xã sẽ do từng địa phương quy định dựa trên mức khoán quỹ phụ cấp như sau:

+ Xã loại 1: Mức khoán quỹ phụ cấp = 16.0 lần mức lương cơ sở = 23.840.000 đồng/tháng.

+ Xã loại 2: Mức khoán quỹ = 13.7 lần mức lương cơ sở = 20.413.000 đồng/tháng.

+ Xã loại 3: Mức khoán quỹ = 11.4 lần mức lương cơ sở = 16.986.000 đồng/tháng.

* Trợ cấp 1 lần

- Điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần:

Phó Chỉ huy trưởng BCH quân sự xã đáp ứng các điều kiện sau thì được hưởng trợ cấp một lần:

+ Chưa đóng BHXH;

+ Thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên.

- Mức trợ cấp:

+ Mỗi năm công tác được tính bằng 1.5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

+ Nếu có tháng lẻ thì tính như sau:

1) Lẻ dưới 01 tháng không được trợ cấp;

2) Lẻ từ 01 - 06 tháng: Trợ cấp bằng 0,8 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng;

3) Lẻ từ 07 - 11 tháng: Trợ cấp bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng.

b. Thôn đội trưởng

Mức phụ cấp hàng tháng theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng không thấp hơn 745.000 đồng.

che do phu cap tro cap voi dan quan tu ve 3

Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ: Phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần

Lưu ý: Trong trường hợp cá nhân tham gia lực lượng dân quân tự vệ và tham gia BHXH sẽ được hưởng các chế độ của BHXH như chế độ ốm đau, thai sản, tử tuất, lương hưu,... Để hiểu hơn quy định pháp luật bảo hiểm xã hội về số lương hưu có thể nhận được, Codon.vn mời bạn tham khảo bài viết mức hưởng lương hưu năm 2022 cho các đối tượng.

2.3. Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự

Dựa vào quy định tại Điều 9 Nghị định 72 thì:

- Đối tượng nhận phụ cấp: Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực.

- Mức hưởng: Bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng = (Phụ cấp hằng tháng + phụ cấp chức vụ + phụ cấp thâm niên) / 2.

- Nếu giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng => Hưởng phụ cấp cả tháng, nếu dưới 15 ngày trong tháng => Hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tháng đó.

2.4. Phụ cấp thâm niên

- Dựa vào quy định tại Điều 10 Nghị định 72/2020/NĐ-CP thì phụ cấp thâm niên được áp dụng với: Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó BCH quân sự xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên.

=> Mức hưởng:

+ Đủ 60 tháng (05 năm) công tác: Mức hưởng = 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng;

+ Từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Lưu ý:

+ Nếu những đối tượng này đã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác được hưởng phụ cấp thâm niên => Được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy BCH quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

+ Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên có đứt quãng thì được cộng dồn.

+ Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm thời gian:

(1) Bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;

(2) Nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;

(3) Nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật, lực lượng dân quân tự vệ là đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH và được hưởng lương hưu dựa theo mức đóng hàng tháng. Để hiểu hơn về mức đóng BHXH và các chế độ được hưởng khi tham gia BHXH, bạn đọc có thể tham khảo bài viết Mức đóng BHXH bắt buộc do Codon.vn tổng hợp, biên tập.

2.5. Trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đi biển

Đối tượng áp dụng: Dân quân khi làm nhiệm vụ, trừ dân quân thường trực.

Dựa trên quy định tại Điều 11 Nghị định 72/2020/NĐ-CP thì mức trợ cấp như sau:

* Dân quân tại chỗ, dân quân cơ động, dân quân phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế

- Mức trợ cấp ngày công lao động: Thấp nhất là 119.200 đồng, nếu kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì tăng thêm thấp nhất 59.600 đồng.

- Mức tiền ăn = Tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Dân quân biển

- Làm nhiệm vụ, trừ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển:

+ Mức trợ cấp ngày công lao động bằng 178.800 đồng; nếu kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì tăng thêm thấp nhất 59.600 đồng.

+ Mức tiền ăn = Tiền ăn của hạ sĩ quan, binh sĩ hải quân trên tàu cấp 1 neo đậu tại căn cứ.

- Làm nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ hải đảo, vùng biển:

+ Mức trợ cấp ngày công lao động = 372.500 đồng/người/ngày; mức tiền ăn = 149.000 đồng/người/ngày.

+ Thuyền trưởng, máy trưởng: Mức phụ cấp trách nhiệm = 119.200 đồng/ngày x Số ngày thực tế hoạt động trên biển.

che do phu cap tro cap voi dan quan tu ve 4

Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ đặc biệt trên biển

2.6. Trợ cấp, tiền ăn đối với dân quân thường trực

Dựa trên quy định tại Điều 12 Nghị định 72 năm 2020 thì dân quân thường trực được hưởng mức trợ cấp, tiền ăn như sau:

- Trợ cấp ngày công lao động: Mức hưởng không thấp hơn 119.200 đồng, nếu kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì được tăng thêm ít nhất 59.600 đồng.

- Mức tiền ăn = Tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh đang tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Trợ cấp một lần khi được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

+ Mức hưởng mỗi năm = 2.980.000 đồng.

+ Nếu có tháng lẻ thì tính như sau: Lẻ dưới 01 tháng không được trợ cấp; lẻ từ 01 - 06 tháng được hưởng trợ cấp bằng 1.490.000 đồng; lẻ từ 07 - 11 tháng được hưởng trợ cấp bằng 2.980.000 đồng.

- Trợ cấp đặc thù đi biển: Theo chế độ bồi dưỡng đi biển đối với các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng khi làm nhiệm vụ trên biển.

3. Câu hỏi liên quan

3.1. Phụ cấp Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ là bao nhiêu?

- Theo điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP thì Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp 149.000 đồng/tháng.

- Lưu ý: Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ Tiểu đội trưởng dân quân tự vệ.

+ Nếu giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng: Hưởng phụ cấp cả tháng;

+ Nếu giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng: Hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

3.2. Phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022 có gì thay đổi?

Hiện nay, chế độ phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022 vẫn được thực hiện theo quy định tại Nghị định 72/2020/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ 15/08/2020), không có gì thay đổi so với chế độ phụ cấp Dân quân tự vệ năm 2021.

Chi tiết về các loại phụ cấp dân quân tự vệ năm 2022 đã được đề cập tại mục 2 của bài viết này.

Trên đây là tổng hợp các chế độ phụ cấp, trợ cấp với Dân quân tự vệ năm 2022 của Blog Codon.vn. Cá nhân đang thuộc lực lượng dân quân tự vệ có thể tham khảo quy định trên để biết được những quyền lợi của mình.

Bài liên quan