Các chế độ của BH tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Các chế độ của BH tự nguyện

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi, những chế độ nhất định theo quy định của pháp luật. Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, các chế độ của BH tự nguyện mà người tham gia sẽ nhận được khi tham gia đó là: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất.

cac che do cua bh tu nguyen

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng bảo hiểm y tế không? Tìm hiểu các chế độ của BHXH tự nguyện

Mục Lục bài viết:
1. Các chế độ của BH tự nguyện.
1.1. Chế độ hưu trí.
1.2. Chế độ tử tuất.
1.3. Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.
2. Thủ tục hưởng chế độ BH tự nguyện

* Danh mục từ viết tắt.

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

1. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định các chế độ của BHXH tự nguyện gồm: Lưu hưu, nhận trợ cấp BHXH 1 lần, chế độ mai tán, tử tuất và quyền lợi khám, chữa bệnh bằng BHYT. Cụ thể như sau:

1.1. Chế độ hưu trí.

* Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí: những người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Tại nội dung này mời bạn đọc xem chi tiết tại Mục 2 bài viết: "Đối tượng đóng BH tự nguyện, độ tuổi đóng"

* Điều kiện hưởng lương hưu: Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động 2019:

- Điều kiện về độ tuổi:

+ Nam: đủ 60 tuổi 06 tháng (kể từ năm 2022), mỗi năm tăng thêm 03 tháng, được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

+ Nữ: đủ 55 tuổi 08 tháng (kể từ năm 2022), mỗi năm tăng thêm 04 tháng, được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

- Điều kiện về thời gian đóng BHXH: Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

* Lưu ý: trường hợp NLĐ đã đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì sẽ tiếp tục được đóng BHXH cho đến khi đủ 20 năm để được hưởng lương hưu.

* Mức hưởng:

- Mức hưởng lương hưu hằng tháng:

Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mbqtn tháng đóng BHXH (Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP).

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

+ Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 - trước ngày 01/01/2018: 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

+ Đối với nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi: bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

+ Đối với nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi: bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo quy định, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm nghỉ hưu là năm 2018, 2019, 2020, 2021 => Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% tương ứng lần lượt là: 16 năm, 17 năm, 18 năm, 19 năm, từ năm 2022 trở đi, số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 20 năm.

- Khi tính tỷ lệ lương hưu hằng tháng:

+ Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng => tính là nửa năm.

+ Nếu thời gian đóng BHXH từ 7 tháng đến 11 tháng => tính là 01 năm.

- Mbqtn tháng đóng BHXH = bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

cac che do cua bh tu nguyen 2

Ví đủ cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện

* Ví dụ:

Ví dụ 1:

Bà Đồng Thị Mỹ Quỳnh hưởng lương hưu từ tháng 10/2017, thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 29 năm 3 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của bà Quỳnh được tính như sau:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà Quỳnh xác định như sau:

+ Thời gian đóng BHXH của bà Quỳnh là 29 năm 3 tháng, số tháng lẻ 3 tháng được tính là nửa năm => Số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của bà Quỳnh là 29,5 năm.

+ 15 năm đầu tính bằng 45%;

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29,5 là 14,5 năm, tính thêm: 14,5 x 2% = 29%.

=> Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà Quỳnh là: 45% + 29% = 74%.

- Mức lương hưu hằng tháng của bà Quỳnh là: 74% x 5.000.000 đồng/tháng = 3.700.000 đồng/tháng.

Ví dụ 2:

Ông Nguyễn Quốc Trung hưởng lương hưu từ tháng 8/2018, thời gian đóng BHXH là 27 năm 7 tháng, mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH là 6,5 triệu đồng/tháng. Mức lương hưu hằng tháng của ông Trung được tính như sau:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Trung được tính như sau:

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông Trung là 27 năm 7 tháng, số tháng lẻ 7 tháng được tính là 01 năm => Số năm đóng BHXH để tính hưởng lương hưu của ông Trung là 28 năm.

+ 17 năm đầu tính bằng 45%

+ Từ năm thứ 18 đến năm thứ 27 là 9 năm, tính thêm: 9 x 2% = 18%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông Trung là: 45% + 18% = 61%.

- Mức lương hưu hằng tháng của ông Trung là: 61% x 6.500.000 đồng/tháng = 3.965.000 đồng/tháng.

* Thời điểm hưởng lương hưu:

Thời điểm hưởng lương hưu được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH:

- Ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

- Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh của người tham gia BHXH (chỉ có năm sinh) => thời điểm hưởng lương hưu là ngày 01/ 01 của năm liền kề sau năm người tham gia BHXH đủ Điều kiện hưởng lương hưu.

- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định => thời điểm hưởng lương hưu được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.

Chú ý: Các chế độ về lương hưu, tử tuất và quyền lợi khám, chữa bệnh bằng BHYT trong BHXH tự nguyện được nhà nước tổ chức để đảm bảo các chế độ an sinh xã hội cho người lao động tự do để đảm bảo cuộc sống khi không thể tiếp tục làm việc. Để có nhiều thông tin hơn về định nghĩa, các biện pháp triển khai an sinh xã hội của nhà nước, bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết này trên wikipedia.org.

1.2. Chế độ tử tuất.

* Trợ cấp mai táng:

- Đối tượng áp dụng: Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

+ NLĐ có thời gian đóng BHXH > 60 tháng.

+ Người đang hưởng lương hưu.

- Mức hưởng: Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người tham gia BHXH theo quy định chết.

Trường hợp người đóng BHXH tự nguyện bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp theo quy định.

cac che do cua bh tu nguyen 3

Chế độ khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Trợ cấp tử tuất, mai táng

* Trợ cấp tuất:

- Đối tượng áp dụng: NLĐ đang đóng/đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Mức hưởng:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (trước năm 2014).

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (từ năm 2014 trở đi).

+ NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm => trợ cấp tuất 1 lần = số tiền đã đóng, tối đa là 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

+ Nếu NLĐ có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện => mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần tối thiểu = 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đang trong thời gian hưởng lương hưu mà bị chết thì thân nhân của người đó được hưởng trợ cấp tuất với mức như sau:

+ 48 tháng lương hưu đang hưởng (nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu).

+ Trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

1.3. Chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.

Chế độ BHXH 1 lần đối với người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH:

* Điều kiện hưởng:

Người tham gia BHXH tự nguyện nếu có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Đủ điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH.

- Ra nước ngoài để định cư.

- Người đang mắc bệnh nguy hiểm về tính mạng theo quy định của Bộ Y tế.

- NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH

* Mức hưởng: căn cứ vào số năm đã đóng BHXH:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (trước năm 2014)

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH (từ năm 2014 trở đi)

+ Đối với người tham gia BHXH chưa được 01 năm => mức hưởng = 22% tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH (tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH).

Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng thì tính là nửa năm; từ 07 - 11 tháng thì tính là 01 năm.

Liên quan đến BHXH 1 lần, Codon.vn đã chia sẻ bài cách tính mức bình quân tiền lương để hưởng BHXH một lần, bạn đọc có thể tham khảo để chọn ra cách thức nhận bảo hiểm tối ưu nhất cho mình.

2. Thủ tục hưởng chế độ BH tự nguyện.

2.1. Chế độ hưu trí

- Về thành phần hồ sơ:

+ Sổ BHXH (bản chính).

+ Đơn đề nghị (Mẫu 14 - HSB).

TẢI MẪU 14-HSB - TỜ KHAI NHẬN LƯƠNG HƯU/TRỢ CẤP BHXH TẠI ĐÂY

- Nộp hồ sơ: tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú của người tham gia BHXH.

- Hình thức nộp:

+ Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp huyện.

+ Nộp qua dịch vụ bưu chính.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

+ Hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: cơ quan tiếp nhận yêu cầu bổ sung hồ sơ; trường hợp từ chối giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Thời hạn giải quyết: tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

cac che do cua bh tu nguyen 4

Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ BHXH online hoặc tại cơ quan bảo hiểm

2.2. Chế độ tử tuất.

Đối với thân nhân của người đang đóng BHXH, thân nhân người bảo lưu thời gian đóng BHXH chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

- Sổ BHXH (bản chính).

- Giấy chứng tử, giấy báo tử, quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (bản sao).

- Tờ khai của thân nhân (mẫu 09 - HSB).

TẢI MẪU 09-HSB-TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN TẠI ĐÂY

- Nộp hồ sơ: thân nhân nộp hồ sơ bằng một trong những hình thức sau:

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú

+ Trực tuyến qua giao dịch điện tử.

+ Gửi qua đường bưu điện.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

- Trả kết quả: thân nhân đến cơ quan BHXH theo giấy hẹn để nhận kết quả.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

2.3. Chế độ BHXH 1 lần.

- Thành phần hồ sơ: Người tham gia BHXH tự nguyện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+ Sổ BHXH (bản chính).

+ Đơn đề nghị (Mẫu 14 HSB).

TẢI MẪU 14-HSB-ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG BHXH 1 LẦN TẠI ĐÂY

- Nộp hồ sơ: người tham gia lựa chọn 1 trong các hình thức nộp sau:

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú.

+ Trực tuyến qua giao dịch điện tử.

+ Gửi qua đường bưu điện.

- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

- Trả kết quả: thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Qua những chia sẻ về các độ BH tự nguyện của Blog Codon.vn, có thể thấy việc tham gia BHXH tự nguyện đem lại rất nhiều những quyền và lợi ích cho người tham gia. Những người thuộc thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể xem xét, cân nhắc mua BHXH tự nguyện. Chi tiết về địa điểm mua bảo hiểm tự nguyện, bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết "Mua BHXH tự nguyện ở đâu".

Bài liên quan