Nghỉ phép là chế độ được áp dụng đối với người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động và giáo viên cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, là ngành nghề đặc thù khác biệt so với các ngành nghề khác, chế độ nghỉ phép của giáo viên cũng có những điều riêng biệt cần chú ý.
Giáo viên có được nghỉ 12 ngày phép năm hay không? Cập nhật chế độ nghỉ phép của giáo viên theo quy định mới
- Nghỉ phép hay còn được gọi là nghỉ hằng năm, là nội dung được quy định tại Bộ luật lao động 2019, đây là thời gian nghỉ mà người lao động vẫn được hưởng lương và các phụ cấp khác nếu có.
Lưu ý: Nghỉ hằng năm được quy định tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT là bao gồm nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác - là không đúng bản chất của nghỉ phép và phạm vi nội dung tại mục này.
- Thời gian nghỉ phép của giáo viên được tính trong thời gian nghỉ hè của giáo viên - 08 tuần, tức là, trong 8 tuần nghỉ hè đã có 12 ngày nghỉ phép theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động.
+ Đối với người có thâm niên làm việc cứ đủ 05 năm thì được tăng thêm một ngày nghỉ.
- Thực tế, việc quy định thời gian nghỉ hè đã bao gồm thời gian nghỉ phép làm cho bản chất của nghỉ phép cũng không được thể hiện rõ đối với giáo viên, bởi vì chế độ nghỉ hè của giáo viên cũng tương tự như nghỉ phép.
Để biết thêm về thời gian nghỉ hè của giáo viên, độc giả có thể xem thêm tại: Thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp.
- Bên cạnh việc được đảm bảo đúng thời gian nghỉ phép được nêu ở mục 1, giáo viên trong thời gian nghỉ phép, nghỉ hè được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).
- Giáo viên có quyền lựa chọn việc trực hè hay không, nếu trực hè thì sẽ được áp dụng chế độ khác. Xem chi tiết tại: Giáo viên có phải trực hè không? Chế độ trực hè của giáo viên.
Giáo viên được nghỉ bao nhiêu ngày hưởng nguyên lương không?
- Trường hợp, giáo viên nghỉ hằng năm mà phải đi các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy thì được trợ cấp tiền tàu xe và được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm nếu thời gian đi và về trên 02 ngày.
Giáo viên cũng là "người lao động", do vậy, bên cạnh thời gian nghỉ hè (thời gian nghỉ đặc thù) thì giáo viên cũng được nghỉ các dịp sau:
- Nghỉ tết âm lịch: 05 ngày.
- Nghỉ tết Dương lịch: 1 ngày.
- Nghỉ 30/4: 1 ngày.
- Nghỉ 1/5: 1 ngày.
- Nghỉ 2/9: 2 ngày.
- Nghỉ giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày.
- Thời gian nghỉ học kỳ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thông thường là 01 ngày.
- Nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng lương: kết hôn 03 ngày; con kết hôn: 1 ngày; cha, mẹ của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con chết: nghỉ 03 ngày.
Như vậy, nếu thời gian nghỉ hè không trùng với các ngày nghỉ trên thì giáo viên được nghỉ ít nhất 75 ngày.
- Trong các Điều lệ của trường tiểu học hay trường trung học đều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng là "thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên nhân viên theo quy định" do vậy, về mặt thẩm quyền, Hiệu trưởng hoàn toàn có quyền quyết định số ngày nghỉ của giáo viên.
- Không có một con số cụ thể nào để khẳng định về việc Hiệu trưởng được phép cho giáo viên nghỉ mấy ngày mà điều này phụ thuộc vào kế hoạch năm học, đặc điểm, lý do, tình hình giảng dạy của nhà trường để quyết định một cách hợp lý.
Nội dung quan trọng nhất cần chú ý trong chế độ nghỉ phép của giáo viên mới nhất là việc thời gian nghỉ phép được tính vào thời gian nghỉ hè, giáo viên sẽ không có thời gian nghỉ phép tách biệt, vì vậy, cần chủ động thời gian để thực hiện các công việc khác của bản thân.
Hy vọng chứng chia sẻ của Blog trên trang Codon.vn về chế độ nghỉ phép của giáo viên trên đây sẽ hữu ích đối với độc giả.
Lưu ý: chế độ nghỉ phép được xác định trên đây chỉ áp dụng với giáo viên, không áp dụng với giảng viên, để phân biệt được hai đối tượng này, độc giả xem tại: Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên