Giáo viên có phải trực hè không? Chế độ trực hè của giáo viên theo Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT

Giáo viên có phải trực hè không? Chế độ trực hè của giáo viên

Trực hè, trực lễ, tết tại trường học là hoạt động diễn ra thường xuyên đối với giáo viên. Tuy nhiên, vấn đề giáo viên có phải trực hè không? Chế độ trực hè của giáo viên như thế nào? vẫn đang là điều khiến nhiều độc giả thắc mắc.

giao vien co phai truc he khong che do truc he cua giao vien

Giáo viên nghỉ hè có phải trực trường không? Tìm hiểu quy định về chế độ trực hè của giáo viên các cấp

Mục Lục bài viết:
1. Giáo viên có bắt buộc trực hè không?
2. Chế độ trực hè đối với giáo viên.
3. Ép giáo viên đi trực hè là vi phạm quy định pháp luật.

1. Giáo viên có bắt buộc trực hè không?

- Nghỉ hè là khoảng thời gian nghỉ trong năm được áp dụng đối với nhà giáo, học sinh, sinh viên. Nghỉ hè bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm.

- Thời gian nghỉ hè đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục đào tạo là khác nhau. (Để nắm được chi tiết về thời gian nghỉ hè của giáo viên, giảng viên theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn đọc có thể xem thêm trong bài chia sẻ thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp)

- Thực tiễn pháp luật Việt Nam cho thấy, trực hè không được quy định một cách rõ ràng trong các văn bản về giáo dục mà được thực hiện dựa trên quy định về làm thêm giờ được ghi nhận tại Bộ luật lao động.

- Về nguyên tắc, trực hè phải được sự đồng ý của giáo viên, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, nhà trường có thể bắt buộc giáo viên trực hè theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động 2019, chẳng hạn: thực hiện công việc nhằm bảo vệ tài sản cho nhà trường trong phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh,...

Như vậy, giáo viên không bắt buộc trực trường trong thời gian nghỉ hè, trừ trường hợp đặc biệt.

giao vien co phai truc he khong che do truc he cua giao vien 2

Giáo viên có phải bắt buộc trực trường trong thời gian nghỉ hè?

2. Chế độ trực hè của giáo viên.

- Như đã nói ở mục 1, trực hè là "làm thêm giờ" theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy, chế độ trực hè đối với giáo viên là chế độ làm thêm giờ đối với người lao động.

+ Trực hè được xem là làm thêm giờ bởi đây là khoảng thời gian nghỉ ấn định được pháp luật ghi nhận mà theo quy định tại Thông tư 15/2017/TT- BGDĐT, Điều 1, Khoản 4, trong thời gian nghỉ hè giáo viên vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp nếu có.

- Được hưởng tiền làm thêm giờ là quyền của viên chức được quy định tại Luật Viên chức năm 2010.

Như vậy, với chế độ làm thêm giờ, giáo viên trực hè hoàn toàn được hưởng chế độ đặc biệt hơn về tiền lương so với thời gian làm việc thông thường.

- Việc xác định tiền lương làm thêm giờ đối với giáo viên là người lao động hưởng lương theo thời gian được tính theo công thức tại Khoản 1, Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Tiền lương trực hè = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x ít nhất 300% x số giờ làm thêm.

+ Vì nghỉ hè là ngày nghỉ có hưởng lương, do vậy, tỷ lệ % được sử dụng là ít nhất 300% theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 98 Bộ luật lao động.

Chú ý: Tiền lương, phụ cấp trực hè là một trong rất nhiều lợi ích, phúc lợi mà nhà nước trả cho giáo viên, giảng viên khi làm việc trong thời gian nghỉ ngơi. Nếu muốn hiểu tổng quan về chế độ phúc lợi cho người lao động và các vấn đề liên quan, bạn đọc có thể bấm tìm hiểu thêm trên wikipedia.org qua bài viết này.

Ví dụ: Cô Hà là giáo viên trường trung học cơ sở Minh Khai, thời gian nghỉ hè từ 31/5/2021 đến ngày 31/7/2021, trong thời gian nghỉ hè, cô Hà trực tổng cộng là 10 ngày, với tổng số giờ làm thêm 40 giờ.

Cô Hà được nhận tiền lương giờ thực trả theo tiết giảng dạy là 80 nghìn đồng/tiết dạy/giờ.

Tính số tiền lương trực hè của cô Hà?

Cách tính:

Tiền lương trực hè = 80.000 đồng x 300% x 40 = 9.600.000 đồng.

Như vậy, tiền lương trực hè của cô Hà là 9.600.000 đồng.

giao vien co phai truc he khong che do truc he cua giao vien 3

Thông tin về chế độ trực hè đối với giáo viên, nhân viên trường học

3. Ép giáo viên đi trực hè là vi phạm quy định pháp luật.

- Trừ trường hợp đặc biệt về việc huy động làm thêm giờ tại Điều 108 Bộ luật lao động, nếu nhà trường ép giáo viên đi trực hè mà không có sự đồng ý của giáo viên đó thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

- Mức xử phạt được đưa ra tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP Điều 18 là:

+ Phạt tiền từ 20 triệu - 25 triệu đồng.

Trên đây là câu trả lời của Blog Codon.vn về vấn đề Giáo viên có phải trực hè không? Chế độ trực hè của giáo viên. Hiện nay, trực hè đang là nội dung được nhiều độc giả quan tâm bởi đây là thời gian đang bước vào giai đoạn nghỉ hè của các cấp bậc giáo dục đào tạo. Giáo viên cần chú ý nắm bắt được các quy định của pháp luật, chủ động bày tỏ ý kiến với nhà trường đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

Liên quan đến các tiêu chuẩn, đạo đức của nhà giáo, Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT cũng chỉ ra các điều mà giáo viên không được vi phạm. Để đọc hiểu, có thêm thông tin về vấn đề này, bài viết chia sẻ 11 điều Giáo viên không được làm sau đây sẽ hữu ích với bạn.

Bài liên quan