Cùng với sự phát triển của công nghệ, hiện nay người tham gia BHYT có rất nhiều cách tra cứu BHYT hộ gia đình như: tra cứu mã số BHYT, tra cứu giá trị sử dụng, tra cứu quá trình tham gia.... Dưới đây là một số cách tra cứu phổ biến mà bạn có thể tham khảo, áp dụng.
Cách tra cứu bảo hiểm y tế hộ gia đình nhanh, dễ thực hiện
* Danh mục từ viết tắt.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- ĐKKCB BĐ: Đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Lưu ý: Trước khi tra cứu BHYT theo hộ gia đình, bạn đọc cần nhớ rằng mã hộ gia đình và số sổ hộ khẩu là 2 dãy số hoàn toàn khác nhau. Mã hộ gia đình gắn với mã số BHXH của mỗi cá nhân, còn số sổ hộ khẩu gắn với thông tin kê khai nhân khẩu.
Thông qua Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, người tham gia có thể tra cứu BHYT theo hộ gia đình theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập đường link: https
sau đó chọn mục: "Tra cứu trực tuyến" như hình bên dưới đây:
Bước 2: Chọn "Tra cứu mã số BHXH"
Bước 3: Điền thông tin.
Người dùng điền đầy đủ những thông tin như sau:
- Tại mục "Tỉnh/TP", "Quận/Huyện", "Phường/Xã", "Thôn/Xóm": chọn nơi mà người tra cứu tham gia BHXH.
- Tại mục "CCCD/CMND/Hộ chiếu": Điền một trong ba loại giấy tờ CCCD/CMND/Hộ chiếu.
- Tại mục "Ngày sinh": Điền ngày sinh của người tra cứu.
- Tại mục "Họ tên": Điền đầy đủ họ tên của người tra cứu, sau đó nhấp vào ô "Có dấu"
Tích vào ô "Tôi không phải là người máy", sau đó nhấp vào ô "Tra cứu"
Bước 3: Kết quả.
Sau khi hoàn thành những thao tác, hệ thống sẽ trả kết quả về cho người sử dụng, trên màn hình sẽ hiện ra những thông tin: mã số BHXH, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ gia đình, địa chỉ của người đó.
Lưu ý: BHYT hộ gia đình được xác định là một trong những giải pháp để nhà nước thực hiện tốt hơn chính sách an sinh xã hội cho công dân. Đây được hiểu là chính sách thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ về thực phẩm, nơi ăn ở, sức khỏe, y tế, thất nghiệp.... từ chính phủ. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa, các biện pháp thự hiện chính sách an sinh xã hội của Chính phủ, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết này trên wikipedia.org).
Muốn tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT hộ gia đình cần thực hiện những thao tác sau:
Bước 1: Tương tự như mục 1.1.
Bước 2: Chọn "Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT"
Bước 3: Điền thông tin.
- Tại mục "Mã số BHXH/Thẻ BHYT": Điền mã số BHXH hoặc số thẻ BHYT.
- Tại mục "Họ tên": Điền đầy đủ họ và tên của người cần tra cứu.
- Tại mục "Ngày/năm sinh": Điền ngày tháng năm sinh của người cần tra cứu.
- Tích vào ô "Tôi không phải là người máy", sau đó chọn "Tra cứu"
Bước 3: Kết quả.
Kết quả trả về sẽ được hiển thị trên màn hình như sau:
Tại phần "Thông báo": đưa ra các thông tin về mã thẻ, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ, nơi khám chữa bệnh ban đầu, thời hạn sử dụng của thẻ BHYT.
Tại phần "Quyền lợi": nêu ra những quyền lợi mà người đó được hưởng tương ứng với mức đóng BHXH mà người đó tham gia theo quy định của pháp luật.
* Lưu ý: Nếu trong trường hợp người thực hiện thao tác điền sai thông tin thì sau khi nhấp "Tra cứu" hệ thống sẽ báo "Không tìm thấy dữ liệu hoặc thông báo nhập sai dữ liệu". Khi đó phải thực hiện nhập lại dữ liệu từ đầu.
Ngoài cách tra cứu BHYT theo hộ gia đình thông qua Website như đã hướng dẫn ở trên, người dùng còn có thể tra cứu BHYT hộ gia đình thông qua ứng dụng VssID:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Chọn mục "Thẻ BHYT"
Bước 3: Kết quả.
Kết quả được hiển thị trên màn hình như hình bên trên, tại phần kết quả có chứa thông tin của người tham gia BHYT: họ tên, ngày sinh, giới tính, số thẻ, nơi ĐKKCB BĐ, thời điểm 05 năm liên tục và phần "Thông tin quyền lợi". (Nếu muốn tìm hiểu quyền, lợi ích của BHYT 5 năm liên tục, mời bạn đọc xem thêm trong bài thẻ BHYT ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục có ý nghĩa gì? để có thêm thông tin).
Nếu người dùng muốn sử dụng thẻ BHYT nhấp vào ô "Sử dụng thẻ"
Nhấp vào ô "Hình ảnh thẻ": hình ảnh tấm thẻ BHYT của người tra cứu sẽ hiện ra.
Với những thao tác trên, người dùng hoàn toàn có thể tra cứu được tất cả những thông tin BHYT của mình.
Lưu ý: Trong quá trình tham gia BHYT, nếu vô tình thẻ BHYT bị hết hạn, mất, hỏng hay muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh, bạn đọc có thể dễ dàng liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để xin cấp lại thẻ BHYT theo mẫu mới. Chi tiết thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế đã được Codon.vn chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo để nắm được hồ sơ, trình tự các bước thực hiện.
Bằng những thao tác sau mà người dùng có thể tra cứu quá trình tham gia BHYT trên ứng dụng VssID:
Bước 1: tương tự như Bước 1 tại mục 2.1
Bước 2: Chọn "Quá trình tham gia"
Bước 3: Chọn phần "BHYT"
Bước 4: Kết quả.
Tại đây, người dùng sẽ biết được toàn bộ quá trình tham gia BHYT: tổng thời gian tham gia, đơn vị tham gia.
Người dùng có thể nhấp vào (1) để biết chi tiết thông tin về: tiền lương đóng BHYT, mức lương của người tham gia BHYT.
Bước 1: tương tự như Bước 1 tại Mục 2.1.
Bước 2: Chọn mục "Sổ khám chữa bệnh"
Bước 3: Kết quả.
Tại đây sẽ hiện ra tất cả thông tin về quá trình đi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.
Ngoài các cách nêu trên, người dùng muốn biết thông tin về BHYT có thể tra cứu bằng cách gửi tin nhắn theo cú pháp sau:
BH THE (Mã thẻ BHYT) Gửi 8079
Với cách này thì người dùng sẽ mất phí là: 1.000 đồng/tin nhắn.
Sau đó, hệ thống sẽ gửi tin nhắn với những nội dung:
- Mã thẻ BHXH.
- Nơi ĐKKCB BĐ.
- Giá trị sử dụng của thẻ BHYT.
- Thời điểm đủ 05 năm liên tục.
Với các cách tra cứu BHYT hộ gia đình mà chuyên mục Bảo hiểm của Codon.vn đã hướng dẫn ở trên, người dùng dễ dàng thực hiện cũng như sẽ nắm bắt được hết tất cả những thông tin về BHYT của mình. Tuy nhiên, khi thực hiện tra cứu cần lưu ý phải điền thông tin một cách đầy đủ, chính xác thì hệ thống mới tiếp nhận và trả về kết quả được.
Khác với hộ gia đình, mức đóng BHYT theo quy định nhà nước là khác nhau cho các đối tượng người lao động, học sinh, sinh viên. Vậy mức đóng BHYT mới nhất là bao nhiêu? Bắt buộc/không bắt buộc với những đối tượng nào? Tìm đọc bài viết sau đây của Codon.vn, bạn đọc sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời cho mình.