Hiện nay, những người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình chiếm số lượng khá lớn. Tuy nhiên có rất nhiều người vẫn chưa nắm rõ được cách đóng, gia hạn BHYT hộ gia đình dẫn đến những bất lợi cho người tham gia. Tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã quy định rõ về phương thức đóng BHYT hộ gia đình.
Tìm hiểu phương thức, cách đóng BHYT hộ gia đình theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
* Danh mục từ viết tắt.
- BHYT: Bảo hiểm y tế.
- BHXH: Bảo hiểm xã hội.
- NLĐ: Người lao động.
- NSDLĐ: Người sử dụng lao động.
- KCB: Khám chữa bệnh.
Tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, bao gồm:
- Người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội không được hỗ trợ đóng BHYT trừ những người thuộc một trong các nhóm đối tượng sau:
(1) Nhóm do NLĐ và NSDLĐ đóng BHYT, (2) nhóm do cơ quan BHXH đóng, (3) nhóm được ngân sách nhà nước đóng, (4) nhóm do NSDLĐ đóng, (5) người đã tham gia BHYT.
- Người có chức sắc, chức việc, nhà tu hành.
=> Đối với những thành viên trong hộ gia đình đã tham gia BHYT hoặc thuộc nhóm đối tượng được cấp phát thẻ BHYT thì không phải mua BHYT hộ gia đình.
Lưu ý: Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình thường là toàn bộ các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình hoặc sổ tạm trú. Để hiểu rõ về khái niệm hộ gia đình, Codon.vn mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trên wikipedia.org qua bài viết này.
- Cách xác định số tiền đóng BHYT hộ gia đình
Số tiền đóng = Mức đóng BHYT x Mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT (Khoản 3 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)
- Mức lương cơ sở hiện nay là: 1.490.000 đồng (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
- Mức đóng BHYT hộ gia đình được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
+ Người thứ I đóng = 4,5% mức lương cơ sở
=> Số tiền đóng = 4,5% x 1.490.000 = 67.050 đồng/tháng (804.600 đồng/năm)
+ Người thứ II đóng = 70% mức đóng của người thứ I
=> Số tiền đóng = 46.935 đồng/tháng (563.220 đồng/năm).
+ Người thứ III đóng = 60% mức đóng của người thứ I.
=> Số tiền đóng người thứ III = 40.230 đồng/tháng (482.760 đồng/năm)
+ Người thứ IV đóng = 50% mức đóng của người thứ I
=> Số tiền đóng người thứ IV = 33.525 đồng/tháng (402.300 đồng/năm)
+ Từ người thứ V trở đi: đóng = 40% mức đóng của người thứ I.
=> Số tiền đóng người thứ V trở đi = 26.820 đồng/tháng (321.840 đồng/năm).
Lưu ý: Hiện nay, Nhà nước đang hỗ trợ mức đóng, tham gia BHYT cho một số đối tượng trong hộ gia đình, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, cựu chiến binh... Để dễ dàng so sánh, tìm hiểu mức đóng BHYT cho các đối tượng này, bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết về mức đóng BHYT của Codon.vn.
Phương thức đóng BHYT theo hộ gia đình được quy định tại Khoản 7 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
- Đóng định kỳ 03 tháng.
- Đóng định kỳ 06 tháng.
- Đóng định kỳ 12 tháng.
Người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia BHYT hộ gia đình nộp tiền đóng BHYT trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi mình tham gia hoặc có thể đóng online.
Với cách đóng BHYT hộ gia đình online, người đóng có thể thực hiện theo cách bước sau:
Bước 1: Truy cập đường link: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html. Bấm truy cập nhanh Tại đây
Bước 2: Chọn "Thanh toán trực tuyến"
Bước 3: Chọn "Đóng BHXH tự nguyện và BHYT theo hộ gia đình"
Sau đó chọn "Gia hạn thẻ BHYT hộ gia đình"
Điền: "Mã thẻ BHYT" và "Số tháng gia hạn" (có 03 mức gia hạn là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng).
Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị thông tin của thẻ BHYT gồm: thông tin thẻ gia hạn và thông tin thanh toán.
Tiếp theo, người dùng chọn "Ngân hàng thụ hưởng của cơ quan BHXH" và tiến hành "Thanh toán"
Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ thông báo "Thanh toán thành công"
Bước 1: Truy cập đường link: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/#/index. Bấm truy cập nhanh Tại đây
Bước 2: : Đăng nhập tài khoản
Tại đây người dùng đăng nhập tài khoản bằng cách điền các thông tin:
(1) Mã số BHXH, mật khẩu đã đăng ký.
(2) Nhập mã kiểm tra.
(3) Nhấp vào phần "ĐĂNG NHẬP".
Sau khi đăng nhập, màn hình sẽ hiện ra như phần bên dưới đây: Nhấp vào (1) và chọn mục "Thông tin tài khoản".
Bước 3: Chọn mục "Nộp BHXH điện tử", sau đó chọn "Đăng ký nộp BHXH điện tử"
Lưu ý: chỉ áp dụng đối với tài khoản ngân hàng mở tại ngân hàng BIDV.
Bước 4: Chọn "Gia hạn thẻ BHYT theo HGĐ" và nhập thông tin về thẻ BHYT cần gia hạn, số tháng gia hạn.
Bước 5: Nhập "Mã kiểm tra" và ấn "Xác nhận".
Trong trường hợp muốn tra cứu thêm thông tin về mức đóng, thời gian tham gia BHYT, nơi đăng ký khám chữa bệnh trên thẻ BHYT của các thành viên trong hộ gia đình, bạn đọc có thể xem thêm trong bài Cách Tra cứu BHYT hộ gia đình của chúng tôi để tìm câu trả lời.
TH1: Khám chữa bệnh đúng tuyến, người tham gia BHYT hộ gia đình được hưởng với mức như sau:
- 100% chi phí KCB cho 01 lần KCB thấp hơn mức quy định và KCB tại tuyến xã.
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( thấp hơn 15% x 1.490.000 = 223.500 đồng/lần).
- Người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên, có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở: được hưởng 100% chi phí KCB (trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến).
- Trường hợp khác: được hưởng 80%.
TH2: Khám chữa bệnh không đúng tuyến, người tham gia BHYT theo hộ gia đình được hưởng với mức như sau:
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
- 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước tại bệnh viện tuyến tỉnh.
- 100% chi phí KCB tại bệnh viện tuyến huyện.
Lưu ý: Mức hưởng BHYT khi khám, điều trị bệnh ở trên được áp dụng cho tất cả các bệnh viện công và một số bệnh viên tư của Việt Nam. Để biết bệnh viện tư nào được /không được BHYT chi trả, bạn đọc có thể xem trong bài khám chữa bệnh tại bệnh viện tư có được hưởng BHYT không của codon.vn.
Qua những chia sẻ trong bài viết này của chuyên trang Codon.vn, người tham gia BHYT hộ gia đình sẽ nắm được rõ hơn về phương thức đóng BHYT hộ gia đình cũng như cách thức đóng BHYT online. Điều này sẽ giúp cho người tham gia BHYT hộ gia đình tiết kiệm được chi phí, thời gian và bảo đảm quyền lợi về mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh cùng tuyến, trái tuyến.