Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người lao động đáp ứng đủ điều kiện được nhận từ người sử dụng lao động khi thôi việc. Để đảm bảo được quyền lợi của mình, người lao động cần nắm được thông tin về điều kiện hưởng, cách tính trợ cấp thôi việc và ví dụ theo thông tư mới nhất của tả Blog Codon.vn
Trợ cấp thôi việc là gì? Cách tính trợ cấp thôi việc ví dụ theo Thông tư 145/2020
Căn cứ khoản 1, Điều 46, Bộ luật lao động năm 2019, đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc được xác định như sau:
- Đối tượng: Người lao động.
- Điều kiện:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động, trừ trường hợp người lao động bị kỷ luật sa thải.
+ Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ ít nhất 12 tháng.
+ Không thuộc trường hợp: Đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tục (không có lý do chính đáng).
Như vậy, chỉ cần người lao động đáp ứng đủ 03 điều kiện trên thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với họ.
Lưu ý: Theo quy định chung, người sử dụng lao động thường là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, hợp tác xã, hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động để làm việc và trả tiền công bằng một mức lương tương ứng. Thông tin chi tiết về người sử dụng lao động (hay chủ lao động) đã được chia sẻ trên Cổng bách khoa toàn thư mở wikipedia.org, mời bạn đọc bấm vào bài viết này để tìm hiểu thêm.
Dựa trên Khoản 1, Điều 46, Bộ luật lao động năm 2019, xác định công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:
Theo Khoản 2, Điều 46, cách xác định thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc dựa trên công thức:
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc thực tế - Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp - Thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc.
Chú ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc xác định bằng năm (đủ 12 tháng), nếu có tháng lẻ thì dưới hoặc bằng 06 tháng thì tính là 1⁄2 năm, từ 06 tháng trở lên thì tính là 01 năm. (Điểm c, Khoản 3, Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Dựa theo Khoản 3, Điều 46 Bộ luật lao động, tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định như sau:
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc = 06 tháng tiền lương liền kề trước khi thôi việc theo hợp đồng lao động
Chị Nguyễn Hương L là nhân viên công ty dệt may Sunrise, ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 01/02/2007. Đến ngày 01/02/2022, do điều kiện sức khỏe nên Chị L, đã chấm dứt hợp đồng lao động với công ty Sunrise. Thời gian làm việc của chị L tại công ty là 15 năm.
Chị L tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01/04/2009. Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 12 năm 8 tháng (tính là 13 năm)
Mức lương bình quân 06 tháng liền kề trước khi chị L nghỉ việc là 9.000.000 đồng.
Chị L chưa có thời gian làm việc được chi trả trợ cấp thôi việc.
Từ những dữ liệu trên, có thể tính trợ cấp thôi việc của Chị Nguyễn Hương L như sau:
Lưu ý: Theo quy định pháp luật, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc hợp pháp, có báo trước cho người sử dụng lao động theo đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, Luật lao động 2019 cũng quy định một số trường hợp người lao động được nghỉ phép mà không cần báo trước. Chi tiết vấn đề này, bạn đọc cần theo dõi trong bài các trường hợp nghỉ việc không cần báo trước, không bị phạt của Codon.vn.
Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tổng thời gian làm việc thực tế của người lao động bao gồm cả thời gian nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Do vậy, nghỉ thai sản được tính vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 48 Bộ luật lao động, thời hạn để người lao động nhận trợ cấp thôi việc được xác định như sau:
- Về nguyên tắc: 14 ngày làm, kể từ ngày hợp đồng lao động chấm dứt.
- Trường hợp đặc biệt: Tối đa 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Ví dụ do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hoặc người lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ.
Theo quy định của Bộ luật lao động, tại Khoản 1 Điều 46, thì người sử dụng lao động là chủ thể có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc.
Người lao động xin nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật và được người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ được nhận trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu tại Mục 1.
Người lao động nghỉ việc sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc nếu:
- Chấm dứt hợp đồng lao động không thuộc các trường hợp tại Điều 34 Bộ luật lao động.
- Không làm việc cho người lao động đủ 12 tháng.
- Người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.
- Tự ý bỏ việc 05 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Tự ý nghỉ việc có được nhận trợ cấp thôi việc không?
Không những không được nhận trợ cấp thôi việc, trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc sai quy định còn có thể bị xử phạt theo quy định. Vậy nghỉ việc không báo trước có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu? Bạn đọc có thể bấm xem thêm trong bài viết này của Codon.vn để tìm hiểu câu trả lời.
Câu trả lời: Có.
Hình thức xử phạt được áp dụng đối với người sử dụng lao động là phạt tiền, với mức xử phạt về hành vi không trả hoặc trả không đủ trợ cấp thôi việc được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, cụ thể:
- Vi phạm từ 01 người đến 10 người: Từ 1.000.000 đồng → 2.000.000 đồng.
- Vi phạm từ 11 người đến 50 người: Từ 2.000.000. đồng → 5.000.000 đồng.
- Vi phạm từ 51 người đến 100 người: Từ 5.000.000 đồng → 10.000.000 đồng.
- Vi phạm từ 101 người đến 300 người: Từ 10.000.000 đồng → 15.000.000 đồng.
- Vi phạm từ 301 người trở lên: Từ 15.000.000 đồng → 20.000.000 đồng.
Đồng thời, người sử dụng lao động buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Trả đủ trợ cấp thôi việc + khoản lãi của trợ cấp thôi việc chưa trả (Mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của ngân hàng thương mại).
Như vậy, Blog Codon.vn đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về căn cứ tiền lương tính trợ cấp thôi việc và cách tính trợ cấp thôi việc chi tiết. Có thể thấy, trợ cấp thôi việc là quyền lợi của người lao động, vì vậy, hãy chủ động hiểu rõ để tự bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân một cách tốt nhất.