Là một trong những chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp được nhiều người lao động quan tâm tìm hiểu. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, tiền TCTN hàng tháng được tính bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp. Quy định về cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp năm 2022.
* Danh mục từ viết tắt:
- TCTN: Trợ cấp thất nghiệp.
- BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
- HĐLĐ, HĐLV: Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
- Dựa trên quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng BHTN đáp ứng đầy đủ các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đúng pháp luật, nộp hồ sơ,...
- Chi tiết về điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết Thủ tục và điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Cách tính trợ cấp thất nghiệp hay chính là cách tính mức hưởng trợ TCTN được thực hiện theo quy định Điều 50 Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn.
* Công thức tính:
Mức hưởng TCTN hàng tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN được tính như sau:
Mức bình quân = Tổng tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp / 6
* Mức tối đa:
- NLĐ theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
TCTN tối đa = 5 x Lương cơ sở = 5 x 1.490.000 = 7.450.000 đồng/tháng.
(Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng được quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
- NLĐ theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định:
TCTN tối đa = 5 x Lương tối thiểu vùng.
+ Vùng I: Mức TCTN tối đa = 5 x 4.420.000 = 22.100.000 đồng/tháng.
+ Vùng II: Mức TCTN tối đa = 5 x 3.920.000 = 19.600.000 đồng/tháng.
+ Vùng III: Mức TCTN tối đa = 5 x 3.430.000 = 17.150.000 đồng/tháng.
+ Vùng IV: Mức TCTN tối đa = 5 x 3.070.000 = 15.350.000 đồng/tháng.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp.
- Anh Đạt làm việc tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng, tiền lương tháng đóng BHTN là 9 triệu đồng/tháng từ tháng 9/2021 đến tháng 12/2021, và 10 triệu đồng/tháng từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2022.
- 1/5/2022, anh Đạt nghỉ việc và chưa có việc làm mới. Hiện tại, 24/5/2022, anh Đạt đang chuẩn bị hồ sơ đề nghị nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Tính tiền trợ cấp thất nghiệp mà anh Đạt nhận được?
Trả lời:
Mức hưởng TCTN hàng tháng mà anh Đạt nhận được = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
- Anh Đạt nghỉ việc vào 1/5/2022 thì 06 tháng trước khi anh Đạt thất nghiệp là: tháng 11, 12/2021 và tháng 1, 2, 3, 4/2022.
- Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng này như sau:
Mức bình quân = (9.000.000 x 2 + 10.000.000 x 4) / 6 = 9.666.667 đồng/tháng.
=> Mức hưởng TCTN hàng tháng của anh Đạt = 60% x 9.666.667 = 5.800.000 đồng/tháng.
Cụ thể về số tháng anh Đạt được nhận trợ cấp thất nghiệp, bạn đọc tìm hiểu thêm tại mục 3 của bài viết này.
Thời gian NLĐ được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
- Đóng BHTN từ đủ 12 tháng - đủ 36 tháng: Hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Sau đó, cứ đủ thêm 12 tháng thì hưởng thêm 01 tháng TCTN.
- Số tháng hưởng TCTN tối đa: 12 tháng.
Và thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động tra cứu thời gian đã tham gia BHTN bằng cách Tra cứu bảo hiểm xã hội nhanh chóng, chính xác.
Ví dụ:
Anh Minh đóng BHTN được đủ 6 năm. Anh nghỉ việc nhận trợ cấp thất nghiệp thì được hưởng bao nhiêu tháng?
- Thời gian đóng BHTN đủ 36 tháng (3 năm): 03 tháng TCTN.
- Thêm 36 tháng thì hưởng thêm 03 tháng TCTN.
=> Như vậy, anh Minh đóng BHTN 6 năm thì khi nghỉ việc đủ điều kiện nhận TCTN, anh được nhận 06 tháng TCTN.
Trên đây là cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp chuẩn nhất theo quy định của pháp luật mà chuyên mục Bảo hiểm tổng hợp và chia sẻ. NLĐ đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp có thể dễ dàng tính được số tiền trợ cấp nhận hàng tháng. Từ đó, có cơ sở đối chiếu, khiếu nại nếu có sai sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính mình.