Nghỉ dưỡng sức sau sinh là chế độ nghỉ được hỗ trợ thu nhập để các lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con nhỏ và phục hồi lại sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính tiền dưỡng sức sau sinh và các bước cần làm để hoàn tất hồ sơ nhận khoản tiền này.
Chi tiết cách tính tiền dưỡng sức sau sinh mới nhất
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con được nghỉ dưỡng sức nếu đảm bảo điều kiện:
+ Trong 30 ngày đầu làm việc sau khi nghỉ thai sản;
+ Và sức khỏe chưa phục hồi.
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh từ 05 ngày đến 10 ngày. Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do công ty và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
- Thời gian nghỉ tối đa như sau:
+ Sinh một lần từ hai con trở lên: 10 ngày
+ Sinh con phải phẫu thuật: 07 ngày
+ Trường hợp khác: 05 ngày.
- Ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Chú ý: Nghỉ dưỡng sức hay dưỡng bệnh là thời gian nghỉ để người lao động dưỡng sức, phục hồi lại sức khỏe và sẵn sàng quay trở lại làm việc. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa trên wikipedia.org qua bài viết này.
Tiền dưỡng sức sau sinh một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Cụ thể như sau:
Lưu ý: Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Ví dụ: Chị Hương nghỉ 06 tháng thai sản, sau đó chị được nghỉ thêm 05 ngày dưỡng sức sau sinh. Tiền dưỡng sức sau sinh của chị tính thế nào?
Trả lời
Với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng, chị Hương được nghỉ 05 ngày dưỡng sức sau sinh thì số tiền chị nhận được như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh = 5 x 30% x 1.490.000 = 2.235.000 đồng.
Tương tự, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nam khi có vợ sinh con. Vậy cụ thể quy định này thế nào? Hồ sơ hưởng trợ cấp khi vợ sinh con là gì? Bài viết sau đây của Codon.vn sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.
- Theo Khoản 2.4 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 thì lao động nữ được nhận tiền dưỡng sức sau sinh phải có tên trong Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập (Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản). Ngoài ra, pháp luật cũng không quy định cụ thể các giấy tờ cần chuẩn bị để nhận tiền dưỡng sức sau sinh.
=> Lao động nữ không cần chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để nhận tiền dưỡng sức sau sinh.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lao động nữ đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức sau sinh, công ty lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ công ty, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và thực hiện chi trả tiền chế độ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ.
Chi tiết thủ tục làm chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ
Bên cạnh chế độ nghỉ thai sản, trong quá trình làm việc, lao động nữ tham gia BHXH còn được hưởng chế độ nghỉ phép năm. Nếu chưa biết, nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện, cách tính số ngày nghỉ phép năm thế nào thì bài viết này của Codon.vn sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Xin hỏi: Ngày 14/3/2022 là ngày em phải đi làm lại sau thời gian em nghỉ thai sản 6 tháng và 5 ngày dưỡng sức sau sinh. Nếu em muốn xin nghỉ tiếp 5 ngày thì có được không?
Trả lời:
- Câu trả lời là có, nếu chị thỏa thuận nghỉ không hưởng lương với công ty.
- Người lao động có quyền thỏa thuận với công ty về vấn đề nghỉ thêm sau thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý, thời gian nghỉ tiếp này không được tính hưởng chế độ dưỡng sức. Người lao động có thể thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương.
- Câu trả lời là không.
- Theo Khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định tại Điều 40 của Luật Bảo hiểm xã hội thì không giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con.
Xin hỏi: Ngày 14/3/2022 là ngày tôi quay lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản. Nếu ngày đó tôi đi làm, tôi không nghỉ thì có được tính tiền dưỡng sức sau sinh không? Hay phải nghỉ mới được tiền?
Trả lời:
- Câu trả lời là không. Nếu chị không nghỉ dưỡng sức thì sẽ không được tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
- Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
- Tiền dưỡng sức sau sinh do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.
- Theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này. Và chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điều 41 thuộc Chương III Luật này.
Mới đây, Quyết định 468/QĐ-TTg của chính phủ đã quy định chi tiết các trường hợp sinh con gái được Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn 2016 - 2025. Nếu có ý định sinh con trong thời gian này, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền lợi của mình.
- Câu trả lời là có, nếu chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần của công ty.
- Theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Vì vậy nếu công ty quy định ngày chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần thì ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính ngày chủ nhật.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính tiền dưỡng sức sau sinh mà Blog Codon.vn tổng hợp được. Hãy liên tục đọc, theo dõi các bài viết trong mục "pháp luật" của chúng tôi để bỏ túi nhiều kiến thức hữu ích cho mình.