Từ ngày 01/8/2021 cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng với giáo viên được thực hiện theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP. Theo đó, cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng Blog Codon.vn tìm hiểu về nội dung này qua bài viết dưới đây.
Phụ cấp thâm niên giáo viên tính như thế nào? Tìm hiểu quy định về mức hưởng và cách tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên
Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, đó là những chủ thể sau:
- Viên chức ngành giáo dục, đào tạo mang mã số có các ký tự đầu là V.07; chuyên viên ngành giáo dục nghề nghiệp mang mã số có các ký tự đầu là V.09 thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập.
- Nhà giáo thuộc danh sách trả lương và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
Khi đáp ứng đủ những điều kiện này, giáo viên sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên lần đầu theo quy định của pháp luật để được hưởng phụ cấp thâm niên.
Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên được quy định tại Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, theo đó:
Mức tiền phụ cấp thâm niên = (Hệ số lương + hệ số phụ cấp chức vụ, vượt khung (nếu có)) x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.
Trong đó:
- Đối với nhà giáp đang tham gia giảng dạy, giáo dục và có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên = 5% mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 06 trở đi, cứ mỗi năm được tính thêm 1%.
- Mức lương cơ sở (năm 2022) là: 1,49 triệu đồng/tháng.
Ngoài phụ cấp thâm niên, giáo viên cũng có những chế độ riêng tùy thuộc vào tính chất công việc. Liên quan đến chủ đề này, mời bạn đọc tham khảo tại bài viết chế độ giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên dạy thể dục
Công thức, cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất
Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thời gian tập sự đối với giáo viên không được tính vào thời gian để tính phụ cấp thâm niên.
Cách xác định thời gian tính để hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên = Thời gian giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục công lập có đóng BHXH bắt buộc + Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở ngoài công lập + Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên (*) + Thời gian đi nghĩa vụ quân sự (mà trước khi đi nghĩa vụ đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên)
Trong đó:
(*) được xác định gồm có:
- Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch/chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm soát, kiểm toán, thanh tra,...
- Thời gian làm việc được tính phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có).
Qua đây, có thể thấy ngoài những chế độ như chế độ thai sản, các khoản phụ cấp khác thì pháp luật quy định rất cụ thể về cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng với giáo viên. Đây là một trong những loại phụ cấp ưu đãi mà pháp luật đặt ra đối với nhà giáo nhằm bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt....Cũng chính vì vậy mà đây cũng là điểm mà các cán bộ, công chức, viên chức cần hết sức lưu ý để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.
Ngoài ra, chi tiết về chế độ của giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, bạn đọc có thể tham khảo tại chế độ giáo viên vùng đặc biệt khó khăn.